Hoạch định tài chính sẽ giúp bạn đảm bảo được nguồn tài chính cho cuộc sống hàng ngày cũng như chủ động tiền bạc trong trường hợp khẩn cấp. Một phương pháp hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả còn cho phép bạn thoải mái phát triển, thực hiện các mục tiêu tương lai mà không phải trì hoãn hay có bất kỳ sự lãng phí nào.
Tại sao cần hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân?
Ở các nước phương Tây, trẻ em luôn được dạy về tiền bạc, về tài chính và quản lý chi tiêu. Thậm chí có rất nhiều khóa học về tài chính được mở ra để giúp mọi người biết cách quản lý tiền bạc, chi tiêu hợp lý.
Song ở Việt Nam, hoạch định tài chính cá nhân vẫn còn là tương đối xa lạ. Phần lớn đều chưa có nhận thức rõ hay quan tâm đúng mực với vấn đề này, dẫn tới việc “được bữa nào xào bữa ấy”. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều điều bất ngờ xảy đến, đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị trước để sẵn sàng đối mặt trong mọi tình huống. Đó là lúc một phương pháp hoạch định tài chính cá nhân sẽ phát huy tối đa tác dụng, giúp bạn luôn vững vàng trước mọi sóng gió.
Hoạch định tài chính là việc lên kế hoạch chi tiêu, phân bổ nguồn thu nhập một cách hợp lý cho các khoản chi phí như tiền nhà, ăn uống, trả nợ, tiết kiệm… Hoạch định tài chính sẽ mang đến các lợi ích như:
- Đảm bảo chi tiêu hàng ngày cho bản thân và gia đình, giảm bớt nỗi lo “cơm áo gạo tiền”.
- Xây dựng lối sống khoa học hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Chủ động nguồn tiền bạc cho những trường hợp khó lường như dịch bệnh, thiên tai, đau ốm…
- Nhanh chóng thực hiện được những mục tiêu tiết kiệm, du lịch, mua nhà, xe… và xa hơn là đạt được tự do tài chính.
Các phương pháp hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân
Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về lập kế hoạch tài chính cá nhân và chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau đây.
Nguyên tắc 6 cái lọ
Nguyên tắc này được T. Harv Eker – tác giả cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” tạo nên và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong “Nguyên tắc 6 cái lọ”, bạn sẽ chia nhỏ các khoản thu thành 6 quỹ tương ứng với từng mục tiêu. Cụ thể như sau:
55% quỹ nhu cầu thiết yếu bao gồm các nhu cầu thiết yếu sinh hoạt: ăn uống, nhà ở, đi lại, điện nước, điện thoại…
10% quỹ giáo dục để đầu tư vào việc học hay phát triển bản thân như mua sách, học thêm, tham gia hội thảo, gặp gỡ mentor…
10% quỹ hưởng thụ, tự thưởng cho bản thân bằng cách ăn uống, thư giãn, vui chơi giải trí… sẽ giúp bạn cân bằng và có động lực kiếm nhiều tiền hơn nữa.
10% quỹ tự do tài chính, chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư hay tích lũy, giúp bạn có khoản thu nhập thụ động về sau.
10% quỹ tiết kiệm dài hạn với mục đích là tiết kiệm cho các mục tiêu lâu dài như mua nhà xe, du lịch xa… và dùng cho trường hợp khẩn cấp. Bạn nên tiết kiệm khoảng 6 tháng chi phí cơ bản cho quỹ khẩn cấp rồi tập trung vào tiết kiệm dài hạn.
5% quỹ cho đi dùng để để từ thiện, giúp đỡ gia đình, bạn bè… vừa tạo ra giá trị cho cộng đồng, vừa để biết ơn cuộc sống.
Quy tắc tắc 50/20/30
Giống như “Nguyên tắc 6 chiếc lọ, “Quy tắc 50/20/30” cũng được chia thành các tỷ lệ nhưng được áp dụng đơn giản hơn.
Nhóm 50% bao gồm các chi phí thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại, điện nước…
Nhóm 20% sẽ chi trả cho nhu cầu chi tiêu cá nhân như du lịch, mua sắm, giải trí…
Nhóm 30% được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tích lũy, đầu tư (đầu tư cho bản thân, đầu tư tài chính)…
Quyển sổ Kakeibo
Đây là phương pháp hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân khá hiệu quả của người Nhật. Sổ Kakeibo giống như một cuốn nhật ký chi tiêu, bạn cần ghi chép tỉ mỉ các khoản thu nhập và các khoản tiêu dùng nhằm mục tiêu chính là tiết kiệm nhiều hơn.
Với sổ kakeibo, mỗi tháng bạn cần phân bổ tất cả thu nhập vào 4 ví tiền, bao gồm:
- Thiết yếu, cố định (ăn uống, nhà cửa, xe cộ…)
- Nâng cao (phát triển bản thân, mua sắm…)
- Giải trí
- Phát sinh (hiếu hỉ, sửa chữa…)
Để sử dụng cuốn sổ này một cách tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo các bước sau:
- Xác định số tiền bạn đang sẵn có, sau khi đã trừ đi chi phí cố định.
- Đặt ra mục tiêu tiết kiệm trong tháng và đảm bảo không tiêu vào số tiền này.
- Xây dựng mục tiêu tài chính trong 3 tháng, 6 tháng hoặc lâu hơn, chẳng hạn như đi du lịch, mua sắm…
- Ghi lại chi tiết tổng số tiền bạn tiêu mỗi ngày bên cạnh các khoản chi cố định theo 4 ví tiền.
- Nhìn lại tình hình chi tiêu mỗi tuần/tháng để xem xét tiến độ thực hiện mục tiêu. Nếu bạn đang chi tiêu quá mức thì cần phải làm gì để thay đổi trong thời gian tới? Bạn có thể tiết kiệm hơn nữa không?
Trên đây là 3 cách hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân được đánh giá cao. Tuy nhiên, hiệu quả với từng người sẽ khác nhau và điều này phụ thuộc rất lớn vào sự nghiêm túc, tuân thủ tuyệt đối của người thực hiện. Đồng thời bạn cần lưu ý nên áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp nhất với bản thân.
TKSIC
Địa chỉ: Lầu 10 – Toà nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1
Hotline: 08 3656 3656
Email: info@tksic.vn
Bài viết Phương pháp hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC.
source https://tksic.vn/phuong-phap-hoach-dinh-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét