Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

Các xu hướng định hình thương mại điện tử trong năm 2023

Năm 2022 đã và đang khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử phải cảnh giác. Lĩnh vực này bước từ giai đoạn cuối của sự bùng nổ gây ra bởi đại dịch COVID-19 cho đến những cú sốc kinh tế do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine, cho thấy đây là một năm đầy thách thức đối với ngành thương mại điện tử.

Để phát triển mạnh trong không gian thương mại điện tử hiện nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải đi đầu và áp dụng các xu hướng mới nổi. Giữa bối cảnh năm 2022 sắp kết thúc, các chuyên gia đã xem xét những thay đổi trong ngành thương mại điện tử và chia sẻ suy nghĩ của họ về các xu hướng sẽ định hình lĩnh vực này trong năm 2023.

1. Tập trung vào giá trị khi suy thoái lộ diện

Chuyên gia Martin Macmillan từ công ty dịch vụ tiếp thị YOUWE (Hà Lan) cho hay: “Thương mại điện tử năm 2023 sẽ diễn ra trong bối cảnh bất ổn chính trị trên quy mô toàn cầu và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ảnh hưởng đến cả thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, chuỗi cung ứng và chi phí hoạt động kinh doanh. Sự do dự trong chi tiêu sẽ cần phải được khắc phục bằng trải nghiệm mua sắm đặc biệt, được hỗ trợ bởi dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến nơi nào có quy trình trả lại hàng dễ dàng, mô hình bán hàng đa kênh (ominchannel) kết hợp chặt chẽ với các cửa hàng truyền thống, cũng như khả năng nhận đơn đặt hàng của họ để tránh chi phí vận chuyển và giảm lượng khí thải carbon”.

Ông Greg Zakowicz, từ công ty tư vấn tiếp thị thương mại điện tử Omnisend, nói: “Tôi kỳ vọng các thương hiệu thương mại điện tử sẽ chuyển sang chiến lược ưu tiên giá trị. Đầu tiên, các thương hiệu cần củng cố các điểm cạnh tranh khác biệt và các giá trị gia tăng của họ, chẳng hạn như chính sách vận chuyển và hoàn trả thân thiện, dịch vụ khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết, nhận xét của khách hàng và giới thiệu các sản phẩm được xếp hạng hàng đầu. Thứ hai, họ sẽ cần thêm các kênh tiếp thị mà người tiêu dùng ưa thích, đặc biệt là tin nhắn điện thoại (SMS)”.

2. Thương mại điện tử bền vững

Ông Rob van den Heuvel, Giám đốc điều hành công ty phần mềm vận chuyển Sendcloud nhận định rằng: “Vào năm 2023, thương mại bền vững sẽ đánh bại thương mại nhanh! Thái độ đối với một cuộc sống bền vững hơn đã thay đổi đáng kể trong những năm qua, nhưng nó vẫn không được coi là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Chỉ 8% khách hàng sẽ hành động bằng cách hủy đơn đặt hàng nếu không có các mô hình giao hàng xanh. May mắn thay, việc ký kết ‘Thỏa thuận xanh châu Âu’ đã buộc các công ty phải hành động và một vài công ty khác đầu tư vào các lựa chọn vận chuyển xanh và bao bì bền vững”. Ông Heuvel kỳ vọng cả nhà vận chuyển và bên bán hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi bền vững của người tiêu dùng.

3. Tầm quan trọng của trải nghiệm thương hiệu

Theo ông Massimo Fattoretto, Giám đốc công ty tiếp thị thương mại điện tử Fattoretto Agency của Italy, xu hướng lớn nhất trong tiếp thị thương mại điện tử vào năm 2023, ngoài việc tăng chi phí quảng cáo, chắc chắn sẽ là nâng cao thương hiệu và hệ thống lấy thương hiệu làm trung tâm. Google (NASDAQ:GOOGL) sẽ tiếp tục cung cấp cho các công ty marketing ít dữ liệu hơn do các quy định về quyền riêng tư. Do đó, các thương hiệu thương mại điện tử sẽ cần đặt thương hiệu làm trọng tâm trong mọi hoạt động của họ để tạo ra trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ.

Tính minh bạch, xác thực và dễ tiếp cận đã có sẵn và sẽ tiếp tục phát triển. Sự hiện diện phổ biến của các video cá nhân trên các nền tảng xã hội như LinkedIn, Instagram, Youtube hoặc TikTok…đóng góp đáng kể vào việc tiếp thị.

4. Mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội

Bà Doone Roisin, người sáng lập Câu lạc bộ nữ nhân khởi nghiệp (Female Startup Club), cho hay: “Mua sắm trên các nền tảng truyền phát trực tiếp sẽ tiếp tục làm bùng nổ sự phát triển của các thương hiệu DTC (mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm đến khách hàng thông qua những cửa hàng chính hãng, website, fanpage, các trang thương mại điện tử mà không thông qua bất kỳ trung gian phân phối nào cả.

Chuyên gia Steve Hutt, từ công ty thương mại điện tử Fastlane, cho biết: “Bán hàng trực tiếp là một công cụ mạnh mẽ được thúc đẩy bởi mạng xã hội. Bạn có thể tiếp cận khách hàng của mình để đẩy nhanh quyết định mua hàng, tăng cường sự tham gia của người mua và nâng cao trải nghiệm sản phẩm với các kênh giới thiệu sản phẩm thực tế”.

Trong khi đó, ông Carl Walker của công ty phát triển thương mại điện tử Fluidcommerce có trụ sở tại Manchester (Anh), nói: “Thương mại trực tiếp hứa hẹn tạo ra những con số doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi hấp dẫn. Đây chắc chắn là một xu hướng cần theo dõi trong năm tới”.

Nguồn: TH

Bài viết Các xu hướng định hình thương mại điện tử trong năm 2023 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/cac-xu-huong-dinh-hinh-thuong-mai-dien-tu-trong-nam-2023/

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

HỌC CÁCH TIẾT KIỆM NHƯ NGƯỜI NHẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP KAKEIBO

Trải qua mùa săn sale Black Friday vừa rồi chắc hẳn bài toán hóc búa mà ai cũng phải giải quyết chính là: Chi tiêu thế nào cho hợp lý trong dịp cuối năm. Hôm nay TKSIC sẽ giới thiệu một phương pháp quản lý chi tiêu đã được người Nhật nghiên cứu, áp dụng và cải thiện qua nhiều năm.

Nguồn gốc phương pháp Kakeibo là gì?

Phương pháp Kakeibo (家計簿 – kah keh boh) có nghĩa là “sổ ghi chép chi tiêu tài chính”. Cuốn sổ này được sáng tác bởi nữ nhà báo Hani Motoko vào năm 1904 trên “tạp chí cuốn sổ chi tiêu” thiết kế dành riêng cho các bà nội trợ. Tác giả gọi cuốn sổ này là “cuốn sổ gia đình” và mong muốn giúp những người phụ nữ biết cách trang trải cuộc sống, kiểm soát được tài chính của gia đình ở trạng thái cân bằng nhờ phương pháp này.

Từ ngày công bố đến nay, phương pháp Kakeibo nhận được sự ủng hộ từ nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới. Hiệu quả mà Kakeibo được công nhận và áp dụng ngày càng rộng rãi. Thống kê từ việc áp dụng phương pháp Kakeibo, bạn có thể tiết kiệm được 35% tổng thu nhập của gia đình hoặc thu nhập cá nhân.

Hiểu đơn giản thì đây là cuốn sổ mà bạn lên kế hoạch chi tiêu của bản thân hoặc cả gia đình, sau đó ghi chép mỗi lần thu chi vào sổ một cách chi tiết. Dựa theo mục tiêu của mình, bạn có thể tổng kết lại việc chi tiêu mỗi tuần hoặc tháng … để cân đo đong đếm mình đã tiêu những gì và điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra.

Các bước thực hiện phương pháp Kekeibo

Bước 1: Chuẩn bị

Bạn không cần chuẩn bị nhiều, chỉ với một cuốn sổ tay bất kỳ hoặc sổ tay Kakeibo và một chiếc bút thì bạn có thể thực hiện ngay.

Bước 2: Ghi lại khoản thu

Bạn cần xác định nguồn thu nhập của bản thân như: các khoản lương chính, tiền người khác nợ bạn, ngoài ra còn một số khoản thu ngoài khác như lãi tiết kiệm, chứng khoán, hoặc các công việc freelance,…

Bước 3: Ghi lại khoản chi

Ghi ra tất cả các khoản chi tiêu cố định như: tiền nước, tiền nhà, tiền điện, tiền internet, tiền điện thoại, …

Bước 4: Ghi lại số tiền bạn muốn tiết kiệm

Xác định và ghi lại số tiền bạn muốn tiết kiệm vào trang tiếp theo và lấy cất riêng khoản này trước. Hãy cố gắng chi tiêu làm sao không phải sử dụng đến khoản này để chi tiêu vào những tuần kế tiếp.

Bước 5: Ghi chép chi tiêu theo những phân loại cụ thể

Ở những trang tiếp theo cần ghi chép lại tất cả những nguồn thu và nguồn chi của bạn và gia đình kể cả những thu chi nhỏ nhất theo những phân loại cụ thể theo 4 mục cơ bản sau:

Nhu cầu thiết yếu: thực phẩm, thuốc men, tiền xăng xe, khóa học ….

Sở thích: cafe, nhà hàng, thời trang, đồ xa xỉ, ….

Nhu cầu giải trí: xem phim, mua sách báo, du lịch, ca nhạc….

Một số phát sinh ngoài dự kiến: sửa chữa, đám tang, đám cưới, sinh nhật, …

Bước 6: Xây dựng ‘cam kết’ thực hiện tài chính của tháng

Bạn có thể cắt giảm bớt những khoản chi tiêu không cần thiết cho bản thân, hạn chế những nhu cầu về sở thích và giải trí, tìm những nơi mua hàng hóa rẻ hơn hoặc có nhiều khuyến mại.

Bước 7: Nhìn lại chi tiêu

Vào cuối mỗi tháng hoặc tuần, bạn hãy xem xét trận chiến giữa “con lợn tiết kiệm” và “con sói chi tiêu” của bạn sau khi đã trừ ra khoản tiết kiệm. Từ đó, tìm ra những điều khiến khoản chi tiêu bị chênh lệch.

Những khoản nào mà tháng này bạn đã chi tiêu lãng phí để có sự điều chỉnh hợp lý cho tháng tiếp theo. Cứ thế tiếp tục áp dụng dần dần sẽ trở thành thói quen tiết kiệm.

Sau khi thực hiện tất cả các bước, bạn hãy tự hỏi bản thân mình 4 câu hỏi sau

Bạn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền trong tháng này chưa?

Bạn đã tiêu quá nhiều tiền vào các khoản nào?

Bạn có thể tiết kiệm hơn không?

Bạn có thể cải thiện những tháng tiếp theo bằng cách nào?

Đối với phương pháp Kakeibo này luôn gắn liền với 4 câu hỏi chủ chốt. Nếu trả lời được 4 câu hỏi này, bạn đã hiểu và nắm rõ nền tảng, các cốt lõi của phương pháp Kakeibo. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp bạn hiểu hơn về thói quen chi tiêu của bản thân mình.

KẾT LUẬN

Phương pháp Kakeibo đòi hỏi bạn có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ cũng như cần thời gian thực hiện mỗi ngày. Khi mới bắt đầu, có thể bạn sẽ rất dễ chán nản, tuy nhiên hãy kiên trì thực hiện, tích tiểu thành đại để đạt được thành công. Hãy theo dõi TKSIC để biết thêm những phương pháp quản lý tài chính khác bạn nhé! 

Bài viết HỌC CÁCH TIẾT KIỆM NHƯ NGƯỜI NHẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP KAKEIBO đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/hoc-cach-tiet-kiem-nhu-nguoi-nhat-bang-phuong-phap-kakeibo/

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2022

Hiểu đúng về quỹ đầu tư

Sự kiện bán tháo xảy ra gần đây như một cú sốc mạnh vào ngành quản lý quỹ còn “non trẻ” tại Việt Nam.

Hoạt động Quản lý quỹ tại Việt Nam

Kể từ khi công ty quản lý quỹ đầu tiên là Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) ra đời vào năm 2003, đến cuối năm 2021, cả nước đã có 44 công ty quản lý quỹ đang hoạt động, với khoảng 70 quỹ đầu tư các loại, trong đó có 56 quỹ đại chúng. Tổng giá trị tài sản quản lý đạt khoảng 572.000 tỉ đồng vào cuối năm 2021, đạt gần 6,5% GDP.

Nếu như trước năm 2012, phần lớn các quỹ đều là quỹ thành viên, chỉ có 6 quỹ là đại chúng, thì tới cuối năm 2021 số lượng quỹ đại chúng đã là 56 quỹ, trong đó có đầy đủ các loại hình quỹ như Quỹ mở trái phiếu, Quỹ mở cổ phiếu, Quỹ ETF, Quỹ đầu tư bất động sản (REIT). Tổng tài sản ròng (NAV) các quỹ đại chúng đạt khoảng 140.000 tỉ đồng tính tới tháng 11-2022. Hai quỹ tài sản tỉ đô la Mỹ là VEIL của Dragon Capital và VOF của VinaCapital. Các loại hình quỹ đại chúng có cơ chế hoạt động minh bạch, linh hoạt trong hoạt động huy động và rút vốn, đảm bảo an toàn và hoạt động theo thông lệ quốc tế.

Cơn hoảng loạn bán tháo chứng chỉ quỹ

Thời gian vừa qua, tình trạng bán tháo cổ phiếu và trái phiếu đã lan qua cả chứng chỉ quỹ sau khi xuất hiện một số sự kiện như sai phạm khi phát hành trái phiếu của tập đoàn Tân Hoàng Minh, hay sự kiện tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Điều này làm cho các quỹ đầu tư bị rút vốn mạnh, đặc biệt là các quỹ trái phiếu, khiến cho một số quỹ phải áp dụng việc tạm thời hạn chế mua lại chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. Giá trị NAV/chứng chỉ quỹ giảm, hoạt động mua lại chứng chỉ quỹ bị hạn chế lại càng gây nên tâm lý hoang mang ở một bộ phận lớn nhà đầu tư.

Theo thống kê, tính từ đầu tháng 9-2022 tới cuối tháng 11-2022, các quỹ trái phiếu bị rút ròng khoảng gần 11.600 tỉ đồng, từ mức 28.623 tỉ đồng xuống chỉ còn 17.036 tỉ đồng, tỷ lệ rút ròng gần 40,5%.

Các quỹ trái phiếu lớn bị rút vốn mạnh như TCBF của Techcom Capital giảm từ 19.900 tỉ đồng xuống còn 9.400 tỉ đồng, tương ứng bị rút hơn 52,5%. Quỹ DCIP của Dragon Capital bị rút từ 1.022 tỉ đồng xuống còn 631 tỉ đồng, tương ứng giảm 38,2%. Quỹ trái phiếu SSIAM bị rút từ 1.457 tỉ đồng về 468 tỉ đồng, tương ứng giảm 67,9%. Quỹ VFF của VinaCapital có mức giảm thấp nhất là từ 1.192 tỉ đồng về mức 1.047 tỉ đồng vào cuối tháng 11-2022, tức là chỉ giảm khoảng 12%.

Việc thanh lý tài sản dễ dàng ở các quỹ cổ phiếu. Với quỹ trái phiếu, việc này sẽ rất khó khăn trong bối cảnh thị trường hoảng loạn như hiện tại. Nhà đầu tư rút vốn ồ ạt khiến cho một lượng hàng lớn từ các quỹ phải đẩy ra thị trường. Trong khi thanh khoản gần như không có, điều này càng làm cho giá trị tài sản sụt giảm nhanh hơn. Đây là hiện tượng hiếm gặp trong gần hai thập kỷ phát triển của ngành quản lý quỹ tại Việt Nam.

Cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của các quỹ

Danh mục quỹ mở rất đa dạng, đảm bảo tỷ lệ an toàn

Các quỹ mở theo quy định chỉ được đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tỷ lệ phân bổ giúp đa dạng hóa danh mục. Cụ thể danh mục tài sản và tỷ lệ phân bổ các quỹ mở được đầu tư gồm:

Các quỹ được đầu tư vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương. Đối với việc đầu tư vào các công cụ nợ của Chính phủ gần như không bị giới hạn về tỷ trọng vì tính chất an toàn và thanh khoản cao.

Khi người bán hàng không hiểu rõ sản phẩm mình đang bán, nhà đầu tư không hiểu rõ sản phẩm mình đang mua thì hậu quả là tâm lý bán tháo khi xảy ra một sự kiện bất ngờ.

Các quỹ được đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định pháp luật. Quỹ trái phiếu sẽ không giới hạn tỷ trọng đầu tư vào các khoản này, nhưng nếu là quỹ cổ phiếu thì chỉ tối đa 49% tỷ trọng tài sản của quỹ.

Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng. Các quỹ bị giới hạn không được đầu tư quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức, cũng không được đầu tư quá 20% giá trị tài sản của quỹ vào tài sản bao gồm chứng khoán đang lưu hành và các tài sản như tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá… của một tổ chức phát hành.

Cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng, trái phiếu chào bán ra công chúng, trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bởi tổ chức niêm yết có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc cam kết mua lại của tổ chức phát hành tối thiểu 1 lần trong 12 tháng và mỗi lần cam kết mua lại tối thiểu 30% giá trị đợt phát hành thì các quỹ không được đầu tư quá 10% tổng tài sản của quỹ.

Trừ công cụ nợ chính phủ, quỹ không được đầu tư quá 30% tổng tài sản của quỹ vào một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau.

Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá 40% tổng giá trị tài sản của quỹ, trừ trường hợp quỹ trái phiếu.

Ngoài ra, một số quy định khác được đưa ra khi đầu tư vào các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro và đầu tư vào các chứng chỉ quỹ đại chúng khác.

Nhìn chung, quy định của pháp luật về quỹ đã tiệm cận các quy chuẩn của quốc tế, đảm bảo được tính đa dạng hóa, tính thanh khoản, giúp quỹ đảm bảo các nghĩa vụ của mình trong trường hợp nhà đầu tư yêu cầu rút vốn, cũng như đảm bảo được lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Nguyên nhân khiến các quỹ bị rút vốn mạnh

Thứ nhất, cơ chế định giá rủi ro theo thị trường của các quỹ chưa được đánh giá đầy đủ. Trên thực tế, các quỹ đầu tư thường mua trái phiếu và nắm giữ tới khi đáo hạn, lợi nhuận gần như ghi nhận theo giá mua cộng phân bổ theo lãi coupon tới khi đáo hạn. Trong điều kiện bình thường, rủi ro hoặc lãi suất tăng, định giá trái phiếu sẽ phải giảm tương ứng, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng kinh doanh chênh lệch giá (nhà đầu tư sẽ bán chứng chỉ quỹ tìm kênh đầu tư sinh lợi hơn). Đặc biệt, trong tình huống vừa qua, trái phiếu bị bán tháo giảm giá rất nhanh, nhưng các quỹ chậm trễ trong việc định giá theo thị trường. Quỹ vẫn ghi nhận theo mệnh giá cộng lãi cộng dồn, điều này khiến cho các nhà đầu tư thông minh lựa chọn bán trước tận dụng lợi thế. Điều này vô hình trung sẽ tạo ra một vòng lặp khi nhà đầu tư bán chứng chỉ quỹ sẽ buộc quỹ phải thanh lý tài sản ra thị trường, đẩy giá trái phiếu xuống, giá chứng chỉ quỹ theo đó lại giảm và nhà đầu tư lại tiếp tục bán ra.

Luật quy định cụ thể đối với trái phiếu niêm yết có thể định giá theo phương pháp giá giao dịch bình quân trên hệ thống giao dịch cộng lãi lũy kế; hoặc giá mua cộng lãi lũy kế; hoặc mệnh giá cộng lãi lũy kế; hoặc một phương pháp khác đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. Gần đây, các quỹ đã chấp nhận ghi nhận theo giá giao dịch trên thị trường (định giá lại), khiến cho giá trị NAV/chứng chỉ quỹ giảm tương ứng, điều này giúp giảm bớt tình trạng bán tháo xảy ra bởi hiện tượng kinh doanh chênh lệch giá.

Thứ hai, khủng hoảng niềm tin thúc đẩy sự hoảng loạn. Phần lớn các nhà đầu tư vào quỹ là nhà đầu tư cá nhân, có mong muốn tìm kiếm một kênh tích lũy tài sản có lợi nhuận cao hơn tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, do khiến thức về sản phẩm chứng chỉ quỹ còn quá mới mẻ, trong khi cú sốc lần này cũng gần hai thập kỷ mới xảy ra dẫn đến xuất hiện tâm lý hoang mang bán tháo.

Thứ ba, các quỹ thiếu sự giáo dục (educate) thị trường khi phân phối các sản phẩm chứng chỉ quỹ. Điều này xảy ra ở rất nhiều quỹ khi phân phối không chú trọng khâu giáo dục/đào tạo hiểu biết về sản phẩm cho đội ngũ bán hàng và nhà đầu tư. Khi người bán hàng không hiểu rõ sản phẩm mình đang bán, nhà đầu tư không hiểu rõ sản phẩm mình đang mua thì hậu quả là tâm lý bán tháo khi xảy ra một sự kiện bất ngờ.

Giải pháp để phát triển bền vững ngành quản lý quỹ

Đối với thành viên thị trường

Các đơn vị cần tập trung đẩy mạnh giáo dục thị trường để hiểu rõ về sản phẩm mình đang cung cấp, cũng như rủi ro và lợi ích khi nắm giữ hoặc bán tháo. Về lâu dài, các quỹ cần thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo cho đội ngũ bán hàng, tổ chức các hội nghị/hội thảo chuyên đề để phổ biến kiến thức về sản phẩm, phối hợp với các kênh tiếp cận khác để giúp nhà đầu tư và thị trường hiểu rõ về sản phẩm mình đang cung cấp.

Các quỹ và nhà đầu tư cần chấp nhận cơ chế thị trường để hạn chế làn sóng bán tháo. Các quỹ cổ phiếu định giá theo giá giao dịch cổ phiếu hàng này, điều này cũng làm cho giá trị NAV/chứng chỉ quỹ tăng giảm theo tương ứng, nhà đầu tư sẽ không có tâm lý “kinh doanh chênh lệch giá” vì bị định giá sai. Các quỹ trái phiếu cũng nên chấp nhận cơ chế này và tránh truyền tải nội dung rằng trái phiếu là an toàn tuyệt đối, để nhà đầu tư có sự phân bổ tài sản hợp lý với mức độ rủi ro của mình.

Đối với cơ quan quản lý

Các cơ quan cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tăng thêm cơ chế khuyến khích phát triển thị trường quản lý quỹ để tiệm cận với các nước trong khu vực. Để làm được điều này, các nhà hoạch định cần tiếp tục tạo cơ chế thông thoáng về pháp lý và tham mưu các cơ quan chủ quản liên quan đến các cơ chế khuyến khích phát triển sản phẩm (đặc biệt về thuế, phí).

Trong ngắn hạn, Việt Nam cần có quỹ tạo lập với thị trường trái phiếu tập trung, giúp tạo thanh khoản cho thị trường này. Về lâu dài, cơ quan quản lý cần phát triển kênh giao dịch thuận lợi, dễ tiếp cận giống như thị trường cổ phiếu để nhiều nhà đầu tư tham gia. Điều này giúp cho các trái phiếu được định giá đầy đủ hơn theo cơ chế thị trường và giúp cho các quỹ có cơ chế giá tham chiếu chính xác hơn trong quá trình định giá danh mục trái phiếu.

Quỹ đầu tư bất động sản (REIT), nên tăng thêm ưu đãi thuế với dòng tiền từ hoạt động cho thuê, giúp tăng hiệu quả hoạt động cho các quỹ, điều này khuyến khích thêm một sản phẩm đã có trong luật mà chưa thể phát triển được thời gian qua.

Cơ quan quản lý cần luật hóa rõ ràng hơn kênh phân phối thông qua các công ty công nghệ tài chính (FinTech) tạo cơ chế thuận lợi khi bán các sản phẩm quỹ. Thực tế thời gian qua hoạt động phân phối quỹ với các quỹ tại Việt Nam không phát triển bởi kênh phân phối còn rất yếu kém. Nếu không tính quỹ TCBF, các quỹ trái phiếu còn lại phải mất 3-5 năm mới tăng quy mô lên được 1.000-1.500 tỉ đồng. Điều này phần lớn do kênh phân phối truyền thống không hiệu quả bởi rất khó tiếp cận tới đại đa số nhà đầu tư. Xu hướng phân phối qua các FinTech chưa được quy định cụ thể.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần đơn giản hơn nữa thủ tục phát hành trái phiếu ra công chúng, tăng thêm sản phẩm cho thị trường. Trái phiếu phát hành ra công chúng thời gian qua rất ít, trong đó trái phiếu đủ điều kiện cho các quỹ đầu tư rất hạn chế, điều này khiến các quỹ không có nhiều lựa chọn trong việc giải ngân.

Nguồn: Vietstock

Bài viết Hiểu đúng về quỹ đầu tư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/hieu-dung-ve-quy-dau-tu/

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

Sau tuần tăng mạnh nhất trong gần 13 năm, chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao

Chỉ sau một tuần tăng mạnh, vốn hóa toàn thị trường đã lấy lại được hơn 19 tỷ USD. Tính từ đáy 2 năm xác nhận vào giữa tháng 11, con số này thậm chí còn lên đến 30 tỷ USD.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần giao dịch đầy khởi sắc khi cổ phiếu của nhiều nhóm ngành như bất động sản, chứng khoán, thép, ngân hàng,… liên tục đua xanh, tím. VN-Index tăng mạnh 4/5 phiên qua đó kết tuần với mức tăng 11,17% lên trên 1.080 điểm. Đây là mức tăng mạnh nhất trong một tuần chỉ số từng ghi nhận suốt 13 năm qua.

Lần gần nhất thị trường có một tuần tăng mạnh hơn 5 phiên vừa qua đã diễn ra từ giai đoạn 21-26/12/2009. Thời điểm đó, VN-Index dao động trong khoảng 450-500 điểm và biên độ một phiên trên HoSE chỉ là +/-5%. Quy mô thị trường cũng còn rất nhỏ với giá trị vốn hóa HoSE xấp xỉ nửa triệu tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/10 hiện tại.

 

Chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao sau tuần tăng mạnh nhất trong gần 13 năm? - Ảnh 1.

 

Chỉ sau một tuần tăng mạnh, vốn hóa toàn thị trường đã lấy lại được hơn 450.000 tỷ đồng (~19 tỷ USD). Tính từ đáy 2 năm xác nhận vào giữa tháng 11, con số này thậm chí còn lên đến hơn 715.000 tỷ đồng (~30 tỷ USD). Dù vậy, so với đỉnh hồi đầu tháng 4, tổng giá trị vốn hóa của chứng khoán Việt Nam đã “bốc hơi” gần 2 triệu tỷ đồng (~83 tỷ USD), còn 4,6 triệu tỷ đồng.

Tâm lý nhà đầu tư đã phần nào ổn định hơn sau giai đoạn sóng gió. Thanh khoản thị trường cũng theo đó được cải thiện đáng kể. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HoSE vượt mức 1 tỷ cổ phiếu/phiên, tăng 72% so với tuần giao dịch trước. Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường cũng tăng vọt lên ngưỡng 20.400 tỷ đồng/phiên.

Mặc dù hồi mạnh thời gian gần đây, P/E trailing của VN-Index vẫn chỉ ở mức 11,3x – chỉ cao hơn đôi chút so với vùng đáy của các giai đoạn khủng hoảng trong quá khứ và thấp hơn nhiều mức bình quân 10 năm. Rất nhiều Bluechips đang giao dịch quanh giá trị sổ sách, thậm chí một số cái tên còn có P/B dưới 1 lần.

 

Chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao sau tuần tăng mạnh nhất trong gần 13 năm? - Ảnh 2.

 

Mức định giá hấp dẫn đã góp phần không nhỏ thu hút sự trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 5/5 phiên trên toàn thị trường với tổng giá trị đạt 9.358 tỷ đồng trong đó gần 9.200 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Trước đó, khối ngoại đã lập kỷ lục chưa từng có khi mua ròng xấp xỉ 16.000 tỷ đồng thông qua kênh khớp lệnh trong tháng 11.

Bên cạnh động thái giải ngân trở lại của các quỹ chủ động lớn như Dragon Capital, VinaCapital,… dòng vốn ngoại còn đang ồ ạt đổ vào thị trường qua kênh ETF. Trong tháng 11, các quỹ ETF đã hút ròng hơn 8.000 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây qua đó nâng tổng giá trị lũy kế từ đầu năm lên mức kỷ lục hơn 17.000 tỷ đồng

Nhiều tín hiệu tích cực xuất hiện

Động thái mua ròng của khối ngoại nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn thời gian tới khi Fubon ETF vẫn đang huy động thêm hàng nghìn tỷ đồng và sẵn sàng mua gom cổ phiếu Việt Nam. Đánh giá về xu hướng này, ông Hoàng Anh Tuấn, Chuyên viên tư vấn đầu tư cao cấp của Chứng khoán MBS nhận định, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục giải ngân vào TTCK Việt Nam và VN-Index sẽ nằm trong xu hướng tăng điểm, hướng tới mục tiêu 1.120 điểm vào cuối năm nay.

Bên cạnh động thái mua ròng của khối ngoại, yếu tố vĩ mô của Việt Nam cũng được đánh giá vẫn khả quan. Sau khi đã ổn định về câu chuyện lạm phát, tăng trưởng, đầu năm 2023 sẽ có tín hiệu mở room để khơi thông dòng vốn, đây là điều căn cơ cho TTCK Việt Nam. Những kỳ vọng này có thể tạo nên tâm lý tích cực cho thị trường cuối 2022.

Đồng quan điểm, VNDirect nhìn nhận trong những tháng đầu năm 2023, thị trường sẽ đi theo kịch bản tăng, phần lớn do định giá các tài sản đã quá hấp dẫn, song đà tăng sẽ khá mong manh và không ổn định trong bối cảnh thanh khoản thấp, áp lực lãi suất, tỷ giá và bài kiểm tra năng lực thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vẫn còn đó.

Tuy nhiên, VNDirect cho rằng thị trường sẽ tăng tốt từ giữa 2023 và kỳ vọng đà tăng sẽ vững chãi nhờ các Ngân hàng Trung ương trở nên “bớt diều hâu” kích hoạt một đợt định giá lại tài sản mới. Các TTCK, đặc biệt là các khu vực mới nổi sẽ phản ánh câu chuyện giảm lãi suất từ cách đó 4-6 tháng.

Ngoài ra, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi. Việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ tại đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, đây cũng là bản chất của TTCK Việt Nam, nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.

Thêm nữa, TTCK sẽ được hỗ trợ bởi yếu tố tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2023 nhờ lãi suất giảm, đồng VND mạnh lên, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo thêm động lực. Với dự báo lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng 14% và định giá P/E 12 – 12,5 lần, VNDirect dự báo VN-Index sẽ trở lại mức 1.300 – 1.350 điểm trong nửa cuối năm 2023.

Nguồn: CafeF

Bài viết Sau tuần tăng mạnh nhất trong gần 13 năm, chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/sau-tuan-tang-manh-nhat-trong-gan-13-nam-chung-khoan-viet-nam-se-ra-sao/

TỪ ĐIỂN “TIẾNG LÓNG” CHỨNG SĨ CẦN BIẾT

“Tiếng lóng” là một ngôn ngữ riêng chỉ một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó sử dụng nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau. Tiếng lóng là một ngôn ngữ biến thể và sáng tạo dựa vào một loại ngôn ngữ có sẵn nào đó. Ở Việt Nam, tiếng lóng còn đa dạng hơn bởi ngoài các tiếng lóng tiếng Việt, tiếng Hán còn xuất hiện thêm tiếng lóng tiếng Anh – Mỹ. Cùng TKSIC tìm hiểu những từ ngữ đặc biệt này trong lĩnh vực chứng khoán nhé!

  1. “Tiếng lóng” dùng để chỉ một đối tượng cụ thể:

Cổ cánh: Xuất phát từ chữ “cổ” trong cổ phiếu, cổ cánh là từ dùng để gọi cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán nói chung hay hoạt động đầu tư cổ phiếu, chứng khoán.

Cá mập/Tay to: hai từ này đều nhằm chỉ những nhà đầu tư/tổ chức có nguồn vốn lớn, có sức ảnh hưởng đối với giao dịch trên thị trường. Đối ngược lại với Cá mậpCá cơm.

Đội lái: lái ở đây không hề liên quan đến lái xe, đây là từ dùng để ám chỉ hiện tượng những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn liên kết với nhau, cùng nhau đánh lên hay đánh xuống một mã cổ phiếu nào đó để kiếm lời hoặc hạn chế thua lỗ.

Cừu non: những nhà đầu tư mới tham gia gia thị trường, chưa có nhiều kiến thức về chứng khoán, chưa biết phân tích, hay chạy theo đám đông và dễ bị dẫn dụ. Đối ngược là Sói.

Tay lông: những nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư trong nước cũng như toàn thị trường.

Chim lợn: những người dùng các phương tiện truyền thông đại chúng hỗ trợ nhà đầu tư Cá mập gom hàng bằng cách kêu réo tung tin xấu để các nhà đầu tư hoang mang, từ đó đẫn đến quyết định bán cổ phiếu.

Bìm bịp: ngược lại với Chim lợn, Bìm bịp là những người tung tin tốt để các nhà đầu tư mua cổ phiếu, giúp Cá mập đẩy giá lên cao.

Thị trường bò: Thị trường giá tăng, nhà đầu tư dự báo giá cổ phiếu tăng.

Thị trường gấu: Thị trường giá xuống, nhà đầu tư dự báo giá cổ phiếu xuống.

Bò tùng xẻo: Chỉ tình trạng thị trường giảm giá nhưng không xuống mạnh mà mỗi ngày xuống một ít làm tài khoản nhà đầu tư thua lỗ từ từ, mất vốn lúc nào không biết.

  1. “Tiếng lóng” dùng để chỉ các hoạt động trong giao dịch chứng khoán

Bơm vá hoặc Bơm thổi: Dùng để chỉ hoạt động thổi phồng chất lượng cổ phiếu một cách quá mức, không đúng với thực tế, bỏ qua các thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu, tương tự như tô hồng, làm đẹp.

Đu đỉnh: đây là hành động chủ yếu của các nhà đầu tư mới vào thị trường, sau khi được bìm bịp phím hàng thì đã mua ngay đỉnh của cổ phiếu.

Đua trần – Đua sàn: Thể hiện hành động đặt lệnh mua giá trần để tranh mua, hay bán với giá sàn để tranh bán ra trước người khác. Việc đua lệnh giá trần, giá sàn thường diễn ra trong các trường hợp thị trường/cổ phiếu tăng nóng hoặc sụt giảm mạnh bất ngờ. Dó hiệu ứng đám đông ở thị trường chứng khoán Việt Nam rất mạnh, hoạt động chất mua giá trần hoặc đặt bán giá sàn rất dễ diễn ra.

Lùa gà: hành động dùng các chiêu trò tinh vi để dụ nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm mua những cổ phiếu đã bị thâu tóm bởi Cá mập.

Lau sàn: chỉ giá cổ phiếu giảm không phanh, không có dấu hiệu dừng lại.

Lướt sóng: 1 phong cách đầu tư trong đó thời gian mua/bán cổ phiếu ngắn và thay đổi liên tục.

Múc hoặc xúc: Dùng để chỉ mua vào với quyết tâm cao độ, mua bằng mọi giá.

Phím hàng: giới thiệu cơ hội đầu tư về 1 hay nhiều mã chứng khoán cho người tham gia đầu tư. Hành động này có thể dựa trên phân tích hoặc tin đồn nhưng mục đích không phải để trục lợi.

Úp bô hay úp sọt: hành động các Cá mập đẩy giá cổ phiếu lên cao sau đó “thoát hàng” hay còn gọi là bẫy chứng khoán.

KẾT LUẬN

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả vậy, nếu không tìm hiểu về các “từ lóng” này thì các nhà đầu tư mới ra nhập thị trường khó mà nắm bắt được thông tin thị trường. Bạn còn biết “tiếng lóng” nào thú vị nữa không, chia sẻ với TKSIC nhé!

 

Bài viết TỪ ĐIỂN “TIẾNG LÓNG” CHỨNG SĨ CẦN BIẾT đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/tu-dien-tieng-long-chung-si-can-biet/

Vàng thế giới lên cao nhất trong hơn 1 tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.76% lên 1,977.19 USD/oz, sau khi chạm mức 1,981.09 USD/oz trước đó – m...