Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Lý thuyết “gấu váy” – Từ câu chuyện thực tế đến áp dụng thực hành đầu tư

Lý thuyết gấu váy là một chỉ số thú vị giải thích mối tương quan giữa chiều dài váy của phụ nữ và xu hướng tăng giảm của thị trường chứng khoán. 

Lý thuyết “gấu váy” là gì?

Lý thuyết gấu váy là tên gọi khác của “chỉ số gấu váy” hay lý thuyết “lộ đầu gối, thị trường giá lên”. Nguyên văn tiếng Anh của lý thuyết này là Hemline Theory. 

Đúng như tên gọi, hình ảnh chiếc váy của người phụ nữ thể hiện xu hướng thời trang trên thị trường. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn váy ngắn, thể hiện sự hứng khởi và vui tươi. Ngược lại, váy dài thể hiện sự e ngại và kín kẽ. 

 Hình ảnh này được ví von như sự lên xuống của thị trường chứng khoán. Khi niềm tin và sự phấn khích của nhà đầu tư tăng cao, giống như váy ngắn được ưa chuộng thì lúc đó toàn bộ thị trường đi lên. Đồng nghĩa, nếu váy dài là xu hướng chung thì chứng tỏ giá đang lao dốc. 

Lý thuyết “gấu váy” - Từ câu chuyện thực tế đến áp dụng thực hành đầu tư

Lịch sử hình thành “lý thuyết gấu váy”

Lý thuyết gấu váy được George Taylor – Trường Kinh doanh Wharton đề cập lần đầu vào năm 1926. Theo đó, chỉ số Hemline Index cho rằng, gấu váy có xu hướng cao hơn khi nền kinh tế lạc quan và hoạt động tốt. 

Những năm 1920 là thời kỳ tăng trưởng vượt bậc về tài sản của các cá nhân ở Mỹ. Đây là nền tảng cho những dự án đầu tư mạo hiểm trong nhiều lĩnh vực. Những năm Roaring 20, váy flapper có mặc khắp nơi, cùng lúc với việc tăng giá của thị trường. Sau đó, cuộc đại suy thoái diễn ra và đường viền giảm xuống sàn phân nửa. 

Lý thuyết “gấu váy” - Từ câu chuyện thực tế đến áp dụng thực hành đầu tư

Tiếp theo đó, vào những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai, đường chỉ số gấu váy lại tăng khi các nền kinh tế phát triển ở Tây Bán Cầu. Đến cuối những năm 1960, tình trạng bất ổn quay lại, thị trường ghi nhận mốt váy hippy dài đến gót chân. 

Dõi theo dòng lịch sử, vào năm 1973, cả thế giới chứng kiến lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập, lạm phát đỉnh điểm, cùng thời với những chiếc váy maxi dài trong ngành thời trang. 

Những năm 1980, mini-skirts trở nên phổ biến, song song với số lượng các triệu phú trên toàn thế giới gia tăng. Đến năm 1987, thị trường chứng khoán chao đảo rồi sụp đổ thì dữ liệu cũng ghi nhận về độ dài váy trong ngành thời trang tăng lên.  

Áp dụng lý thuyết gấu váy trong đầu tư

Trong nhiều thập kỷ, lý thuyết gấu váy hay chỉ số Hemline trở thành một chủ đề thảo luận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Mặc dù các dữ kiện trong lịch sử có vẻ như trùng khớp với nhau, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có kết luận về tính xác thực của lý thuyết này. 

Hiện nay, xu hướng thời trang và sự thay đổi của nền kinh tế có nhiều biến số tác động. Độ dài váy không hẳn là thước đo sự lên xuống của thị trường. Nhiều nhà kinh tế đã lập luận rằng lý thuyết này chẳng qua là một giai thoại, không có cơ sở vững chắc về chứng minh khoa học và logic, nên tính ứng dụng của lý thuyết trong thực tế đầu tư không cao. 

Lý thuyết “gấu váy” - Từ câu chuyện thực tế đến áp dụng thực hành đầu tư

Các chỉ số đầu tư độc đáo khác từ lý thuyết gấu váy

Cùng tham khảo các chỉ số đặc biệt dưới đây:

  • Chỉ số đồ lót nam: Đây là chỉ số kinh tế đặc biệt được Alan Greenspan – chủ tịch của FED  ưa chuộng. Chỉ số này đo lường mức độ hoạt động của thị trường dựa trên doanh số bán đồ lót nam. 
  • Chỉ số cắt tóc: Do người sáng lập hãng Paul Mitchell – Ông John Paul Dejoria đặt ra sau khi xem xét lượng khách hàng đến tiệm cắt tóc. Nếu thị trường tốt, khách hàng có xu hướng quay lại sau 6 tuần, nếu thị trường giảm, con số này là 8 tuần. 
  • Chỉ số giặt khô là một chỉ số khác mà Greenspan yêu thích, ngụ ý rằng lượng người giặt khô sẽ giảm trong thời kỳ kinh tế tồi tệ. 
  • Chỉ số thức ăn nhanh: Nhiều nhà phân tích đầu tư cho rằng người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn thức ăn nhanh giá rẻ trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Ngược lại, khi kinh tế phát triển, người dân sẽ thích ăn uống ngon và sang trọng hơn. 

Lời kết

Các chỉ số đầu tư đề cập trong bài đều gắn liền với những câu chuyện thú vị, mang tính dữ kiện lịch sử. Vì chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh mối tương quan của các chỉ số này đối với sự tăng giảm của thị trường, nên điều quan trọng là bạn cần tham khảo ý kiến các chuyên gia hoặc dựa vào chỉ số phân tích mang tính xác thực. Hãy để TKSIC đồng hành cùng bạn trong quá trình đầu tư chứng khoán sinh lời tốt nhất.

>> Xem thêm: Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả: 4 trường phái phổ biến nhất

Để cài đặt ứng dụng My TKSIC hoặc sử dụng ứng dụng TKSIC ngay trên website tksic.vn để bắt đầu đầu tư dễ dàng cùng TKSIC.

Link tải app My TKSIC:

– iOS: https://apple.co/3Nm2eGD

– Android: https://bit.ly/38RiqQX

Bài viết Lý thuyết “gấu váy” – Từ câu chuyện thực tế đến áp dụng thực hành đầu tư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/ly-thuyet-gau-vay-tu-cau-chuyen-thuc-te-den-ap-dung-thuc-hanh-dau-tu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vàng thế giới lên cao nhất trong hơn 1 tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.76% lên 1,977.19 USD/oz, sau khi chạm mức 1,981.09 USD/oz trước đó – m...