Hãy cùng nhìn lại cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán 10 năm trước và rút ra những bài học quý giá để chuẩn bị cho đầu tư trong tương lai.
Ngày 15/8/2008, Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ – tuyên bố phá sản. Chỉ số Dow Jones mất hơn 500 điểm. Ngày hôm sau, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed tuyên bố giải cứu tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG với khoản hỗ trợ lên tới 85 tỷ USD để đổi lấy 79,9% sở hữu công ty. AIG khi đó không có đủ tiền mặt để thanh toán các Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) cho các đối tác.
Đến ngày 29/9/2008, chỉ số Dow Jones mất 777,68 điểm – cú giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử chỉ số. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ đối với các nhà đầu tư. Vậy trong thời điểm hỗn loạn của thị trường lúc đó, các nhà đầu tư đã phản ứng lại với thị trường như thế nào? Cùng tìm hiểu và rút ra những bài học cho mình trong bài viết dưới đây nhé.
Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro
Khi tham gia đầu tư vào bất kỳ một lĩnh vực nào, đặc biệt là đầu tư chứng khoán, rủi ro là một điều không thể tránh khỏi. Điều này gần như luôn đi song hành với quá trình đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lại quên mất điều này và thường mang tâm lý chủ quan và không chú ý đến những rủi ro luôn rình rập xung quanh.
Một điển hình là vào năm 2008, các nhà đầu tư mới hoàn hồn sau cuộc khủng hoảng cổ phiếu công nghệ vài năm trước đó. Chỉ số Dow Jones tăng trưởng vững chắc trong khoảng 5 năm và cùng với các chỉ số chứng khoán khác liên tục lập đỉnh mới. Do đó, nhiều nhà đầu tư “chìm” trong sự lạc quan và tin tưởng rằng thị trường giá sẽ cứ lên mãi và không bị giảm xuống nữa. Tuy nhiên, chính tâm lí đó đã gây ra cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ, lẻ một cú sốc lớn khi thị trường đột nhiên rơi vào khủng hoảng.
Chuyện gì cũng có thể xảy ra
Khi tham gia đầu tư vào một thị trường đầy biến động như thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý rằng chuyện gì cũng có thể xảy đến. Một bài học “xương máu” mà các nhà đầu tư cần phải rút ra sau cuộc khủng hoảng chấn động năm 2008 đó là luôn phải chuẩn bị phương án dự phòng, đối phó với những trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra vì nhiều khi thực tại có thể đáng sợ hơn tưởng tượng rất nhiều.
Thị trường biến động là một điều chắc chắn trong đầu tư chứng khoán, chỉ là chúng ta không biết nó biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực và biến động vào thời điểm nào. Do đó, các nhà đầu tư cần phải có kế hoạch đầu tư rõ ràng, xem xét tình hình kĩ lưỡng, tránh vội vàng để rồi nhận lại những rủi ro không đáng có.
Kiểm soát tâm lý và thận trọng với những dự báo
Thời điểm năm 2008, đã có những dự báo về thị trường chứng khoán từ những người được coi là “chuyên gia” rằng thị trường chứng khoán sẽ có lãi suất sinh lợi trung bình 9%/năm. Khi hỏi tại sao thì câu trả lời chỉ đơn giản là “trung bình lịch sử như vậy” hoặc bất kỳ một lý do nào khác mà các “chuyên gia” của Phố Wall có thể bịa ra.
Đây hoàn toàn là những dự báo không có căn cứ hay phân tích cụ thể nào mà chỉ là quan điểm chủ quan của người nói. Do vậy, những nhà đầu tư nào tin tưởng các dự báo kiểu này chắc hẳn đã thua lỗ nặng nề trên thị trường chứng khoán và phải trả một khoản học phí rất cao cho bài học đau đớn này.
Đương nhiên, có những người thật sự là những chuyên gia về tài chính, tuy nhiên, cũng không ít những người tự nhận mình là những “chuyên gia” về đầu tư chứng khoán và tự mình đưa ra những lời khuyên hay dự đoán vô căn cứ. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư cần thận trọng, phân tích và đưa ra quyết định của riêng mình. Ngay cả khi đại đa số ý kiến cho rằng thị trường sẽ đi lên, nhà đầu tư cũng không nên chủ quan khinh suất. Kiểm soát tốt tâm lý là một điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư tồn tại trên thị trường, nhất là một thị trường đầy biến động và bất ngờ như thị trường chứng khoán.
Mọi biến cố dù tồi tệ đến đâu rồi cũng sẽ kết thúc
Mỗi khi thị trường có dấu hiệu đi xuống hay khủng hoảng, những người bi quan thường nói đây sẽ là đợt sụp đổ kinh khủng khiếp mà thị trường chứng khoán sẽ không bao giờ hồi phục lại được. Thực tế lịch sử cho thấy thị trường luôn hoạt động và tăng trưởng trở lại sau mỗi đợt giá xuống. Thời kỳ đại khủng hoảng 1929, đợt suy thoái những năm 1980, cuộc khủng hoảng cổ phiếu công nghệ năm 2000 và cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008 … là những minh chứng rõ ràng nhất.
Nỗi sợ hãi mất tiền là điều bình thường đối với nhà đầu tư trên thị trường, sợ hãi là tốt, nó giúp nhà đầu tư thận trọng, nhưng cần lưu ý rằng, đừng để nỗi sợ hãi bao trùm lấy các quyết định, hãy sáng suốt và phân tích thật kỹ. Đa số các nhà đầu tư không có được cơ hội hồi phục từ thua lỗ vì họ thường hoảng loạn và bán hết chứng khoán khi thị trường sụp đổ. Đúng là cổ phiếu không tăng trở lại chỉ sau một đêm nhưng qua một khoảng thời gian đủ dài, thị trường thường hồi phục và chinh phục những đỉnh cao mới.
Ngoài ra, hãy lên một kế hoạch giúp bản thân vượt qua “nghịch cảnh” đó. Hãy chia sẻ những khó khăn đã trải qua với mọi người và tham vấn ý kiến từ họ, có thể họ đã từng trải qua, và biết đâu kinh nghiệm đi trước của họ sẽ là “liều thuốc bổ” dành cho bạn.
Còn nhiều cơ hội phía trước
Thông thường thì “sau cơn mưa trời lại sáng”, ngay cả khi khủng hoảng của thị trường có nghiêm trọng đến đâu thì vẫn sẽ có những cơ hội đầu tư khác, chỉ là những cơ hội đó đang bị lẫn trong “mớ hỗn độn” của thị trường vừa sụp đổ mà thôi. Và điều cần làm lúc nãy của các nhà đầu tư đó là bình tĩnh và nhìn nhận lại vấn đề để có thể tìm ra những cơ hội đó cho mình.
Một câu nói nổi tiếng của nhà quý tộc thế kỷ thứ 18 Baron Rothschild “Hãy mua khi cả thị trường đang đổ máu” đã thể hiện một cách ngắn gọn tư tưởng đầu tư đi ngược đám đông này. Giá cổ phiếu thường chạm đáy khi có khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu tinh ý, nhà đầu tư vẫn có thể chọn được cổ phiếu tốt với mức giá hời và thu về lợi nhuận lớn trong tương lai.
Khủng hoảng không phải là tận cùng thế giới. Đương nhiên, nó sẽ gây ra những rủi ro lớn cho các nhà đầu tư nhưng điều này sẽ không kéo dài mãi. Sau một khoảng thời gian, thị trường sẽ được hồi phục và có thể sẽ đem lại cho các nhà đầu tư những cơ hội lớn hơn rất nhiều.
Trên đây là những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán trong quá khứ mà các nhà đầu tư nên biết và có thể rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để có những quyết định sáng suốt trong tương lai.
>>Xem thêm: Nguyên nhân nào khiến nhà đầu tư F0 mất tiền trên thị trường chứng khoán
Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ thêm về các dịch vụ đầu tư chứng khoán, vui lòng liên hệ:
TKSIC – Đầu tư và tích lũy thông minh
Địa chỉ: Lầu 10, Tòa nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q1.
Hotline: 08 3656 3656
Email: support@tksic.vn
Bài viết 5 bài học quý giá cho nhà đầu tư từ khủng hoảng thị trường chứng khoán trong quá khứ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.
source https://tksic.vn/5-bai-hoc-quy-gia-cho-nha-dau-tu-tu-khung-hoang-thi-truong-chung-khoan-trong-qua-khu/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét