Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

Tiết kiệm thế nào khi nguy cơ lạm phát tăng cao trong năm 2022?

Chỉ số giá tiêu dùng CPI (lạm phát) tháng 2-2022 tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm liên tục tăng giá cho thấy áp lực lạm phát cả năm rất lớn. Vậy nên tiết kiệm thế nào để tiền không mất giá?

Ở Mỹ, lạm phát đã tăng đến mức không tưởng. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (lạm phát) tháng 2 năm 2022 cao hơn 0,6% so với tháng 1 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất trong 40 năm qua và vượt quá kỳ vọng 5,8% của giới phân tích. 

Còn tại Anh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2022 đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước – mức cao kỷ lục trong vòng 30 năm qua. Tương tự, tỷ lệ lạm phát ở Canada cũng đạt mức kỷ lục sau 3 thập kỷ khi CPI tháng 12/2021 tăng 4,8% so với cùng kỳ 2020, theo công bố của cơ quan Thống kê Canada. 

Xu hướng lạm phát đang lan ra toàn cầu, không chỉ ở các nước phát triển, có nền kinh tế vững mạnh. Và ở Việt Nam, dù lạm phát vẫn đang được kiểm soát ở mức 1,68% song áp lực là vô cùng lớn. 

Tiết kiệm thế nào khi nguy cơ lạm phát tăng cao trong năm 2022?

Lạm phát tăng cao ảnh hưởng thế nào tới lãi suất?

Ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước đã có mức tăng mạnh nhất trong lịch sử. Giá xăng RON 95 đã lên sát 30.000 đồng một lít, giá xăng E5 RON 92 là 28.980 đồng, còn giá dầu diesel là 25.260 đồng. Giá xăng dầu tăng kéo theo áp lực tăng giá ở nhiều nhóm hàng, dịch vụ bởi đây là mặt hàng thiết yếu, đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành. 

Theo tính toán, giá xăng tăng 10% thì lạm phát tăng 3,6%. Trong bối cảnh chiến sự giữa Nga và Ukraine vẫn chưa kết thúc, các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU tác động không nhỏ tới giá dầu thế giới thì giá xăng tại Việt Nam vẫn có thể tiếp tục tăng cao. Có dự báo cho rằng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam có thể sẽ leo cao trên mức 4% ở Quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái, do sự tăng giá xăng dầu thế giới, tăng giá điện, thịt heo…

Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất tiết kiệm phải cao hơn tỷ lệ lạm phát để bảo đảm cho lãi suất thực dương. Nếu lãi suất tiết kiệm thấp hơn lạm phát thì lãi suất thực sẽ mang dấu âm, tức là không có lãi suất thực. Điều này có nghĩa là giá trị sinh lời của tiền gửi sẽ không cao, thậm chí có thể âm.

Xét tình hình hiện tại, khi lãi suất tiết kiệm ở các ngân hàng hiện dao động phổ biến trong khoảng 5,5 – 6,5%/năm, thời hạn từ 6 tháng – 36 tháng, thì lợi nhuận thực mà người gửi nhận được sẽ chỉ khoảng 3,86 – 4,86%. Đây không phải là một con số đủ sức hấp dẫn để nhiều người tiếp tục duy trì kênh đầu tư này.

Kênh tiết kiệm nào lãi suất cao, an toàn?

Khi tiền rẻ, lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng ở mức thấp, các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, tiền số ngày càng thu hút nhiều người tham gia. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm và kiến thức, rủi ro thua lỗ khi đầu tư vào những kênh này là rất lớn. 

Nếu là nhà đầu tư F0, bạn chỉ nên bắt đầu tham gia thị trường với một số vốn nhỏ hoặc đầu tư theo hình thức hợp tác cùng các công ty uy tín. Với những nhà đầu tư có nguồn vốn nhỏ trong ngắn hạn, các gói sản phẩm VNTOP và Bứt phá đầu tư của TKSIC với lợi nhuận kỳ vọng từ 25-35%/năm tới 20%/quý là gợi ý đáng tham khảo.

Ngoài ra, với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, muốn bảo toàn vốn, TKSIC còn cung cấp sản phẩm Lãi suất cố định với lợi nhuận cam kết lên đến 10,5%/năm. Đây là kênh đầu tư được đánh giá là ưu việt, vừa đảm bảo an toàn, vừa có mức sinh lời tốt, nhất là khi nguy cơ lạm phát đang hiện hữu.

Tiết kiệm thế nào khi nguy cơ lạm phát tăng cao trong năm 2022?

Khi chọn Lãi suất cố định của TKSIC, nhà đầu tư sẽ nhận được mức lợi nhuận tương ứng với kỳ hạn tham gia, cụ thể như sau: 

Thời hạn đầu tư

Thời hạn chi trả lợi nhuận

Sản phẩm TKSIC rút vốn linh hoạt

   

Không thời hạn

2.0%

Thời hạn dưới 03 tháng: Trả vào ngày tất toán

Thời hạn từ 03 tháng trở lên: Trả định kỳ 03 tháng/lần tính từ ngày đầu tư

01 tháng

5.3%

Trả lãi cuối kỳ

02 tháng

5.8%

03 tháng

7.1%

06 tháng

8.3%

Trả định kỳ 03 tháng/lần tính từ ngày đầu tư

09 tháng

8.6%

12 tháng

10.5%

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, khách hàng vui lòng liên hệ:

TKSIC – Đầu tư và Tích lũy thông minh

Địa chỉ: Lầu 10, Tòa nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1

Hotline: 08 3656 3656

Email: support@tksic.vn

Fanpage: www.facebook.com/tksic

 

Bài viết Tiết kiệm thế nào khi nguy cơ lạm phát tăng cao trong năm 2022? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/tiet-kiem-the-nao-khi-nguy-co-lam-phat-tang-cao-trong-nam-2022/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vàng thế giới lên cao nhất trong hơn 1 tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.76% lên 1,977.19 USD/oz, sau khi chạm mức 1,981.09 USD/oz trước đó – m...