Năm 2021, sự bùng phát trở lại và kéo dài của đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến mọi mặt kinh tế-xã hội của Việt Nam. Khép lại năm 2021 đầy biến động, kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng 2,58%, lạm phát bình quân tăng 1,84%. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp tục chịu tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, thách thức, nền kinh tế vẫn có những gam màu sáng với nhiều tín hiệu lạc quan. Điều này sẽ tạo cơ hội phục hồi nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 5,5% so với 2,6% năm 2021. Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới cộng với những thách thức về thị trường lao động, chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao. Năm 2022, kinh tế sẽ khởi sắc hơn, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 5,5% và nếu đại dịch cơ bản được kiểm soát thì kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi một phần nhờ vào việc nới lỏng hơn chính sách tài khóa ít nhất là trong nửa đầu năm 2022. Về trung hạn, WB cũng dự báo nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ chỉ bắt đầu quay về lộ trình tăng trưởng vào năm 2023, khi nhu cầu trong nước phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới.
Nhìn lại thị trường chứng khoán năm 2021 và triển vọng năm 2022
Một năm “thăng hoa” của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 với các mốc kỷ lục mới
Năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với đời sống-xã hội Việt Nam do tác động của dịch COVID-19, lần đầu tiên kinh tế tăng trưởng âm 6,7% trong quý 3, khiến GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42%. Thị trường chứng khoán lại ghi dấu một năm “thăng hoa” với các mốc kỷ lục mới được xác lập trên chặng đường phát triển 21 năm. thị trường cổ phiếu đạt mức vốn hóa hơn 7,7 triệu tỉ đồng (tính đến ngày 28-12), tăng 46% so với cuối năm trước, tương đương 122,8% GDP năm 2020. Bên cạnh đó, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu cũng tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Từ giá trị giao dịch bình quân đạt mức 19.000 tỷ đồng/phiên trong tháng đầu năm, thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng và liên tục qua các tháng và đến tháng 11 đạt mức 40.000 tỷ đồng/phiên.
Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Việt Nam, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước tính đến cuối năm 2021 đạt trên 4 triệu tài khoản (tương đương gần 4% dân số cả nước).
Thị trường chứng khoán năm 2022: Nhiều động lực để tăng trưởng
Mặt bằng lãi suất ngân hàng thấp giúp kích thích tăng trưởng thông qua kích thích đầu tư, khôi phục sản xuất với chi phí vốn thấp hơn; thoái vốn nhà nước được thúc đẩy; triển vọng được nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi là những động lực chính tác động tới sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2022.
Các động lực thúc đẩy thị trường là sự lạc quan của nhà đầu tư về khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, các gói hỗ trợ tài khóa, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, kỳ vọng nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ tiếp tục chuyển hướng sang kênh đầu tư chứng khoán, và thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục dồi dào; mặt bằng lãi suất ngân hàng thấp giúp kích thích tăng trưởng thông qua kích thích đầu tư, khôi phục sản xuất với chi phí vốn thấp hơn.
Ngoài ra, thoái vốn nhà nước được thúc đẩy và triển vọng được nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi và các cải cách nhằm thỏa mãn các tiêu chí nâng hạng thị trường mới nổi, giúp cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường.
Rủi ro lớn nhất hiện tại là nguy cơ bùng phát dịch ngoài tầm kiểm soát, cũng như sự phát triển của các biến chủng Covid-19 mới gây ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, với tầm nhìn tăng giá dài hạn, các chuyên gia MAS cho rằng các nhịp điều chỉnh sâu của thị trường là cơ hội mua tích lũy các cổ phiếu tốt.
Chính sách tài khóa, sau khi điều chỉnh lại GDP, tỷ lệ nợ công của Việt Nam được tính lại khoảng 46,6% GDP vào cuối năm 2020, dưới mức ngưỡng cảnh báo an toàn của IMF là 55%. Theo dự phóng của IMF, sau khi thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế, tỷ lệ nợ công có thể tăng lên 47,1% vào cuối năm 2021. Đây là dư địa để Chính phủ có thể thực hiện các gói kích thích kinh tế mới và đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2022.
Cổ phiếu và ngành cần theo dõi trong năm 2022
Nhóm ngành Bất động sản dù đã tăng mạnh nhưng vẫn được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên sau giai đoạn tăng nóng, các mã đã phần nào điều chỉnh. Nhà đầu tư có thể nhìn vào các yếu tố cơ bản, những doanh nghiệp có tích lũy tiền mặt dồi dào, cũng nhưng ảnh hưởng tích cực nhờ dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh và mở rộng quỹ đất phát triển khu công nghiệp, kết nối cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng đường bộ phía Nam.
Nhóm ngành Nguyên vật liệu duy trì mức tăng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng vượt trội trong quý 3, tác động tích cực nhờ thúc đẩy đầu tư công, tăng mạnh từ thị trường xuất khẩu, triển vọng lợi nhuận tích cực trong quý 4/2021.
Ngành hàng tiêu dùng – bán lẻ sẽ công suất bù đắp lại giai đoạn giãn cách, dự báo nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 4/2021, đặc biệt những tháng cuối năm nhờ tính mùa vụ (mùa sắm, lễ hội mùa Tết, Giáng sinh) nhờ lực cầu tăng mạnh sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
By Quốc Việt Đỗ – Senior Analyst – TKSIC Research Department
Bài viết Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng phát triển thị trường chứng khoán năm 2022 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.
source https://tksic.vn/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam-2021-va-trien-vong-phat-trien-thi-truong-chung-khoan-nam-2022/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét