Thị trường đóng phiên giao dịch giữa tuần ngày 22/09 không quá tiêu cực trước cuộc họp FOMC của Fed và những luồng tin rằng Evergrande sẽ vỡ nợ. Dưới đây là chi tiết nhận định đến từ chuyên gia TKSIC và hướng đi tiếp theo cho nhà đầu tư.
Sự lựa chọn của dòng tiền
Nguồn: Finashark
Thị trường tài chính toàn cầu tương đối sôi động trong những ngày qua. Hàng loạt tin tức có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường dồn dập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nổi bật nhất phải kể đến việc công ty Evergrande, đế chế bất động sản lớn thứ 3 tại Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ với khoản nợ lên đến 300 tỷ USD trên bảng cân đối kế toán. Việc này đã khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Nhà đầu tư lo sợ rằng nếu Evergrande thật sự vỡ nợ sẽ lây lan ra toàn hệ thống tài chính không chỉ ở Trung Quốc mà trên phạm vi toàn cầu. Công ty đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s nhận định rằng việc Evergrande vỡ nợ là việc hoàn toàn có thể xảy ra.
Ở một diễn biến khác, tổ chức OECD vừa công bố báo cáo và dự báo rằng lạm phát sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Laurence Boone, nhà kinh tế học của OECD, cho rằng mức lạm phát của các quốc gia trong G20 sẽ có khả năng tăng mạnh hơn trong năm 2021 và 2022 so với mức dự phóng trước đó. Tổ chức này dự báo lạm phát sẽ tăng 0.3 điểm phần trăm cho mỗi quốc gia trong G20 so với dự phóng cũ. Điều này diễn ra trong bối cảnh Fed hiện bước vào cuộc họp FOMC kéo dài 2 ngày 22 và 23/9 nhằm thảo luận về nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Đây sẽ là sự kiện nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi Fed có khả năng sẽ công bố thời gian biểu về việc giảm bớt các chính sách hỗ trợ cho thị trường trong thời gian tới, đặc biệt là chính sách mua lại Trái phiếu trị giá 120 tỷ USD/tháng. Rõ ràng trước nhiều thông tin tiêu cự và không chắc chắn, tâm lý giao dịch của nhà đầu tư hiện tại tương đối tiêu cực.
Nguồn: Finashark
Các chỉ số lớn trên toàn đầu trải qua những phiên đầu tuần đầy biến động trước nỗi lo ngại về việc Evergrande sẽ gây ra hiệu ứng vỡ nợ lây lan ra toàn bộ hệ thống tài chính. Các chỉ số lớn đều ghi nhận điều chỉnh mạnh trước thông tin tiêu cực này. Chỉ số Dow Jones rớt mạnh xuống dưới vạch cân bằng và đang ở vùng hồi phục. Trong ngắn hạn, có thể Dow Jones sẽ tiếp tục gặp điều chỉnh. La bàn dòng vốn đầu tư toàn cầu cũng ghi nhận lượng tiền rút ròng ra khỏi kênh cổ phiếu. Nhà đầu tư hiện đang hướng sự chú ý vào cuộc họp FOMC của Fed diễn ra vào tối nay và chủ động hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống mức thấp. Quyết định về các chính sách trong thời gian tới của Fed sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính.
Nguồn: Finashark
Nhìn vào điểm dòng tiền có thể thấy, trước những thông tin biến động và tiêu cực trên thị trường, chỉ số VIX có mức điểm dòng tiền cao vượt trội hơn so với các loại tài sản khác. Điều này cũng phản ánh tâm lý giao dịch của nhà đầu tư hiện đang tương đối tiêu cực và phần nào cho thấy thị trường có thể bước vào giai đoạn biến động mạnh trong thời gian tới.
Thị trường Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường đóng phiên giao dịch giữa tuần ngày 22/09 không quá tiêu cực trước cuộc họp FOMC của Fed. Thị trường đóng cửa ở mức tâm lý 1350 điểm, tuy nhiên thanh khoản giao dịch vẫn là điểm trừ. Tâm lý giao dịch của nhà đầu tư vẫn chưa thật sự lạc quan khi ở kênh phái sinh, hợp đồng VN30F2110 hiện đóng cửa với mức basis -12.42 điểm. Có thể thấy, nhà đầu tư hiện đang chuẩn bị sẵn một kịch bản thị trường sẽ điều chỉnh nếu như những thông tin tiêu cực từ Fed hoặc Evergrande tiếp tục khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
Về các yếu tố vĩ mô, Hà Nội hiện đã được gỡ bỏ phong tỏa và người dân có thể phần nào sản xuất kinh doanh và sinh hoạt bình thường. Ở chiều ngược lại, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục phong tỏa và chưa thể trở lại hoạt động bình thường. Trong thời tới, các giải pháp liên quan tới vaccine có thể sẽ giúp cả nước bắt đầu có thể sống chung với dịch theo một cách “bình thường mới”. Việc Việt Nam sẽ tiếp nhận một lượng lớn vaccine trong quý 4 sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nới dần các hoạt động kinh tế.
Nguồn: Finashark
Nguồn: Finashark
Đi vào chuyển động của các nhóm ngành, nổi bật nhất phải nhắc đến cổ phiếu nhóm ngành hóa chất như DGC và CSV với xu hướng tăng giá mạnh mẽ. Giá Phốt pho vàng tăng gần đây do Yunnan, một trong những công ty sản xuất phốt pho lớn nhất Trung Quốc, cắt giảm sản lượng sản xuất Phốt pho vàng trong Quý 4 năm 2021 là động lực tăng trưởng cho nhóm này. Ngược lại, các cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn tiếp tục giao dịch tương tối tiêu cực, dù đã bứt lên khỏi được vạch cân bằng và có dấu hiệu hồi phục.
Tổng kết
Nhìn chung, mức độ tăng trưởng và phục hồi kinh tế của Việt Nam hiện vẫn là một dấu hỏi lớn, và hoàn toàn phải phụ thuộc vào tốc độ tiêm chủng vaccine cũng như hiệu quả của các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng hoàn toàn có thể đặt cược vào các nhóm ngành kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ sau dịch, đặc biệt nhận được sự hỗ trợ của các chính sách của nhà nước như các nhóm ngành vật liệu xây dựng và bất động sản trong việc giải ngân đầu tư công, năm ngoái tỷ lệ giải ngân đạt khoảng trên 90% kế hoạch, điều này đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng dương trong năm 2020 và nhà đầu tư hoàn toàn có thể tin rằng điều này sẽ lặp lại trong năm 2021. Bên cạnh đó, ngành Hàng không và du lịch cũng được kỳ vọng tích cực sau dịch, một số giải pháp tại các khu vực như Quảng Ninh được Chính phủ cho phép thí điểm hộ chiếu vắc-xin là những giải pháp hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế.
>> Khuyến nghị mua và bán: https://tksic.vn/trung-tam-tu-van/chuyen-gia-tu-van/khuyen-nghi-mua-ban
TKSIC – Chuyên gia tư vấn đầu tư chứng khoán số 1 Việt Nam
Địa chỉ: Lầu 10 – Tòa nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1
Email: info@tksic.vn
Hotline: 08 3656 3656
Bài viết Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/9 và những định hướng tiếp theo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC.
source https://tksic.vn/goc-nhin-ky-thuat-phien-giao-dich-chung-khoan-ngay-22-9-va-nhung-dinh-huong-tiep-theo/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét