Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Những điều bạn cần lưu ý trước khi đầu tư

Xét theo đơn vị phát hành, trái phiếu được phân loại thành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp thường có lãi suất cao hơn, thời gian đáo hạn ngắn hơn nên trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhiều người. 

>>7 kinh nghiệm nằm lòng đầu tư chứng khoán cho người mới nhập môn

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán do một tổ chức phát hành nhằm huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán lãi suất định kỳ và tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn. Về hình thức, trái phiếu có thể ở dạng chứng chỉ, bút toán ghi nợ hoặc dữ liệu điện tử (do tổ chức phát hành quyết định).

Từ định nghĩa trên, có thể hiểu trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp (công ty CP, công ty TNHH) phát hành. Trong đó, nhà đầu tư (các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài) sẽ là “chủ nợ” còn doanh nghiệp là “người vay tiền”. Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, kỳ hạn vay của trái phiếu doanh nghiệp là từ 01 năm trở lên.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Những điều bạn cần lưu ý trước khi đầu tư

Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Về cơ bản, trái phiếu bao gồm:

  • Trái phiếu niêm yết: Là loại trái phiếu được đăng ký và lưu ký đầy đủ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, được giao dịch trên các sàn HNX (Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội) và HSX (Sở giao dịch Chứng Khoán Tp. Hồ Chí Minh). Quá trình giao dịch diễn ra dựa trên các quy định của từng sàn. 
  • Trái phiếu OTC (trái phiếu phi tập trung): Loại trái phiếu này được giao dịch trên thị trường OTC  dựa trên những thỏa thuận mua bán riêng giữa các nhà đầu tư  mà không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý. 

Ngoài ra, tùy vào cách phân loại mà trái phiếu do doanh nghiệp phát hành có thể được chia thành: 

– Trái phiếu vô danh: Trái phiếu không ghi tên người mua

– Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu có ghi tên của người mua

– Trái phiếu chuyển đổi: Người nắm giữ được quyền chuyển đổi trái phiếu sang cổ phần của công ty.

– Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Người nắm giữa được phép mua một số lượng cổ phiếu nhất định.

– Trái phiếu có thể mua lại: Nhà phát hành có thể mua lại trước khi đến hạn thanh toán.

– Trái phiếu bảo đảm: Doanh nghiệp phát hành sử dụng một tài sản có giá trị để làm vật đảm bảo. Ngược lại, trái phiếu không đảm bảo sẽ không có tài sản làm vật đảm bảo.

– Trái phiếu có tài sản cầm cố: Nhà phát hành cầm cố một tài sản để đảm bảo thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu.

– Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Doanh nghiệp phát hành đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Căn cứ Điều 6 Nghị định 163 năm 2018, trái phiếu của doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau:

– Kỳ hạn, khối lượng phát hành trái phiếu sẽ do doanh nghiệp phát hành quyết định, căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường.

– Đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam (VND) nếu phát hành trong nước hoặc theo quy định tại thị trường phát hành nếu phát thành tại quốc tế. Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành.

– Mệnh giá trái phiếu là 100.000 (một trăm nghìn) hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam nếu phát hành ở trong nước hoặc theo quy định tại thị trường phát hành.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Những điều bạn cần lưu ý trước khi đầu tư

– Lãi suất danh nghĩa trái phiếu (bao gồm lãi suất thả nổi, lãi suất cố định, lãi suất bằng không) do doanh nghiệp quyết định cho từng đợt phát hành, phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ, đồng thời phải tuân thủ các quy định pháp luật về lãi suất. Với lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phải nêu cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng.

Giao dịch trái phiếu: Trong 1 năm kể từ ngày hoàn thành phát hành tại thị trường trong nước, trái phiếu của doanh nghiệp bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật). Sau thời gian này, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư. Trường hợp phát hành tại thị trường nước ngoài thì thực hiện theo quy định về giao dịch tại thị trường phát hành.

Doanh nghiệp phát hành quyết định Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành và phải công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Ngoài việc nắm rõ các đặc điểm trên, người nắm giữ trái phiếu cũng cần lưu ý những vấn đề về quyền lợi, cách lựa chọn công ty phát hành trái phiếu để có thể đầu tư hiệu quả nhất. 

Quyền lợi của người nắm giữ trái phiếu

Điều 9 Nghị định 163 quy định chủ sở hữu trái phiếu sẽ có các quyền lợi là:

– Được thanh toán đúng hạn, đầy đủ cả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn cũng như đảm bảo việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi phát hành.

– Quyền chuyển nhượng, cho, tặng, để lại, thừa kế, chiết khấu và sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Những điều bạn cần lưu ý trước khi đầu tư

Cách đầu tư trái phiếu hiệu quả

Đầu tư trái phiếu tuy an toàn hơn cổ phiếu song không phải là không có rủi ro. Vì vậy, trước khi xuống tiền mua trái phiếu của doanh nghiệp, bạn cần lưu ý:

  • Lựa chọn doanh nghiệp tốt dựa trên các tiêu chí đánh giá như: Độ minh bạch thông tin, lịch sử kinh doanh doanh nghiệp, vị thế doanh nghiệp trong ngành, tiềm lực tài chính, năng lực của ban quản trị công ty…
  • Xác định khẩu vị rủi ro của bản thân: Lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Với những trái phiếu có lãi suất cao ngất ngưởng, bạn nên cẩn trọng. 
  • Xem xét thời gian đáo hạn của trái phiếu phụ thuộc vào mục tiêu lợi nhuận và thời gian bạn muốn đầu tư. 
  • Cân nhắc thời điểm xuống tiền.

Nếu bạn đang có ý định đầu tư trái phiếu, cổ phiếu hay các loại chứng khoán khác nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy để TKSIC – chuyên gia tư vấn, hướng dẫn đầu tư chứng khoán giúp bạn xây dựng chiến lược đầu tư chi tiết, rõ ràng và hiệu quả nhé. 

Mọi thông tin về dịch vụ của TKSIC vui lòng liên hệ:

TKSIC

Địa chỉ: Lầu 10 – Toà nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1

Hotline: 08 3656 3656

 

Bài viết Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Những điều bạn cần lưu ý trước khi đầu tư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC.



source https://tksic.vn/trai-phieu-doanh-nghiep-la-gi-nhung-dieu-ban-can-luu-y-truoc-khi-dau-tu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vàng thế giới lên cao nhất trong hơn 1 tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.76% lên 1,977.19 USD/oz, sau khi chạm mức 1,981.09 USD/oz trước đó – m...