Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

7 CẤP ĐỘ ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

 

Để đạt được sự độc lập về năng lực tài chính, bạn có thể thực hiện 6 bước sau:

Bước 1: Liệt kê giá trị cuộc sống bạn theo đuổi

Bước đầu tiên để có thể độc lập tài chính là bạn cần đưa ra các mục tiêu, những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Những giá trị quan trọng có thể là hạnh phúc của gia đình, sự nghiệp, sức khỏe, …

Accountant calculating profit with financial analysis graphs. Notebook, glasses and calculator lying on desk. Accountancy concept. Cropped view.

Bước 2: Ghi ra những thứ khiến bạn hạnh phúc

Viết ra những điều khiến bạn vui vẻ để bạn có thể đầu tư vào chúng nhằm hướng tới sự độc lập về tinh thần. Để làm được điều này, bạn cần biết hạnh phúc là gì, sau đó ghi ra 10 điều theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Bạn cần trả lời các câu hỏi như bạn có đang tiêu tiền vào những việc khiến bạn hạnh phúc không, bạn sẽ chi tiền cho những thứ không có trong danh sách trên hay không?

Bước 3: Tìm kiếm động lực

Sau hai bước trên, bạn cần tự hỏi bản thân vì sao bạn phải độc lập tài chính? Bạn cần xác định rõ động cơ của mình, có thể là bạn muốn có một ngôi nhà riêng của bản thân, bạn muốn chi trả cho sở thích và ước mơ của mình.

Sau khi bạn xác định được động lực, bạn nên viết cam kết và kế hoạch thực hiện dài hạn để theo đuổi mục tiêu của mình.

Bước 4: Liệt kê chi tiết những khoản tiền tiêu không cần thiết

Để cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, bạn cần ghi rõ những khoản chi bạn tiêu tiền không đáng và cố gắng khắc phục.

Bước 5: Kiểm soát tài chính

Sang bước thứ 5, bạn cần xác định rõ thu nhập hàng tháng, phân chia cho những phần chi tiêu cần thiết như tiền thuê nhà, xăng xe, tiền ăn uống, tiết kiệm và đầu tư.

Bạn có thể kiểm soát chi tiêu bằng các app chi tiêu như Money Lover, Misa, Spendee…

Bước 6: Ghi chú khoản thu chi theo tuần hoặc theo tháng

Bước cuối cùng là bạn cần theo dõi số tiền bạn chi tiêu bằng cách ghi chú hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để loại bỏ các khoản chi không cần thiết.

7 cấp độ độc lập tài chính có thể bạn chưa biết

Bậc 1: Những người “trắng tay”

Những nhà đầu tư thuộc bậc 1 là những NĐT sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn hơn hoặc bằng với thu nhập cá nhân. Mặt khác, họ còn là những người đầu tư dựa vào may mắn nên rủi ro rất cao. Vì thế, hoàn toàn dễ hiểu rẳng họ là những người dễ rơi vào tình trạng trắng tay.

Bậc 2: Người đi vay

Những người Bậc 2 thường có thói quen đi vay để chi tiêu cho lối sống xa hoa, những nhu cầu xa xỉ. Họ thường biện minh cho thói quen của mình bằng lí do vô cùng thuyết phục chính là “người càng giàu thì số dư nợ càng lớn”.

Bậc 3: Người tiết kiệm

Hoàn toàn khác với bậc 1 và bậc 2, ở bậc 3 là các nhà đầu tư luôn thích nằm trong vùng an toàn. Họ cho rằng đầu tư tài chính là vô cùng mạo hiểm, vì vậy họ luôn luôn có khoản tiết kiệm nhàn rỗi.

Bậc 4: Người đầu tư tài chính ưa mạo hiểm

Đây là nhóm nhà đầu tư nằm trong nhóm thích rủi ro, họ có 1 số kiến thức tài chính chắp vá và dùng nó để làm nền tảng đầu tư cho lĩnh vực tài chính. Những nhà đầu tư này sẽ thuộc các nhóm như: Không quan tâm, đa nghi và đầu tư may rủi.

Bậc 5: Người đầu tư tài chính lâu dài

Nhà đầu tư tài chính lâu dài là nhóm đầu tư thường có một kế hoạch đầu tư cụ thể, và luôn có thói quen cân nhắc tài chính một cách hợp lý. Họ thường sẽ có tư duy đầu tư hoặc thông qua những người tư vấn đầu tư chuyên nghiệp về tài chính. Nhóm nhà đầu tư này dành đại đa số thời gian để tìm cách hạn chế tối đa rủi ro và nâng cao lợi nhuận

Bậc 6: Nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp

Đây là nơi tập trung các nhà đầu tư có một tầm nhìn sâu rộng và chuyên nghiệp. Với tư duy của cá nhân bản thân mình, họ luôn săn tìm những cơ hội trên thị trường, tận dụng và biết làm chủ đồng tiền. Ngoài thu nhập cố định từ công việc, họ có thể nhân 2, thậm chí nhấn 3 số tiền đó từ việc đầu tư tài chính.

Bậc 7: Các nhà đầu tư tài chính thực sự

Bậc 7 đại diện bởi các nhà đầu tư thực sự. Nhóm nhà đầu tư này được xem như thiên tài trong giới đầu tư, bởi họ là những người có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế. Họ kiếm tiền từ thời gian, tài năng và nguồn vốn của người khác thông qua việc tạo các mô hình đầu tư, kinh doanh.

Kết luận

Độc lập tài chính luôn là mong muốn của rất nhiều người hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu bạn đã nắm rõ độc lập tài chính là gì, những bước để đạt được mục tiêu này thì bạn sẽ sớm thực hiện được mong muốn của mình.

Bài viết 7 CẤP ĐỘ ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/7-cap-do-doc-lap-tai-chinh-co-the-ban-chua-biet/

ĐỐI MẶT SUY THOÁI THỊ TRƯỜNG GIỚI ĐẦU TƯ MỸ TÌM NƠI ‘TRÚ ẨN’

Giới đầu tư đang lên kế hoạch tăng cường đặt cược vào các thị trường mới nổi, theo cuộc khảo sát Markets Live Pulse (MLIV Pulse) của Bloomberg được thực hiện từ ngày 15 đến 19-5. Đây là dấu hiệu cho thấy tài sản ở khu vực thị trường mới nổi đang trở thành lựa chọn yêu thích của những nhà đầu tư cảnh giác với rủi ro suy thoái kinh tế của Mỹ.

Khoảng 61% trong số 234 nhà quản lý tiền, nhà phân tích và nhà đầu tư trong cuộc khảo sát MLIV Pulse cho biết họ dự kiến sẽ tăng cường tiếp xúc với các tài sản ở khu vực thị trường mới nổi trong trong 12 tháng tới. Họ lên kế hoạch như vậy vì lo ngại về khả năng suy thoái của Mỹ và lộ trình lãi suất không chắc chắn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Họ nhận định tài sản ở thị trường mới nổi sẽ cung cấp nơi trú ẩn an toàn nếu cuộc chiến chống lạm phát của Fed đẩy nước Mỹ vào suy thoái.

“Các nền kinh tế ở thế giới đang phát triển chống chịu bất ổn vĩ mô tốt hơn nhiều so với cách 30 năm và phần lớn các ngân hàng trung ương của họ có trách nhiệm hơn so với thế giới phát triển trong nỗ lực ứng phó đà tăng của lạm phát”, Justin Leverenz, người quản lý Quỹ Thị trường đang phát triển của Invesco, nói. Quỹ đầu tư này đang quản lý 26 tỉ đô la và là một trong những quỹ đầu tư cổ phiếu ở thị trường mới nổi hoạt động tốt nhất thế giới trong năm nay.

Leverenz cho rằng trong 10 năm qua, các nền kinh tế mới nổi đã trở nên kiên cường hơn trước các biến động vĩ mô nhưng gần như bị giới đầu tư toàn cầu lãng quên.

Trong số những người trả lời khảo sát MLIV Pulse của Bloomberg, khoảng 65% làm việc ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Khoảng 19% cho biết họ làm việc tại châu Á. Khoảng 49% số người tham gia cuộc khảo sát MLIV Pulse nói rằng ngay cả khi suy thoái kinh tế ở Mỹ gây ra sự suy giảm đối với giá trị tài sản ở thị trường mới nổi, thì tốc độ tăng trưởng cơ bản và định giá hấp dẫn vẫn giúp chúng có hiệu suất tốt hơn so với tài sản ở khu vực phát triển.

Malcolm Dorson, nhà quản lý của Global X Management, có trụ sở ở New York, nhận định các thị trường mới nổi có vị thế tốt hơn so với các nền kinh tế lớn sau đại dịch Covid-19. Điều đó đang giúp một số nước đang phát triển tránh được hậu quả của kiểu chính sách kích thích ồ ạt trong đại dịch đang đe dọa Mỹ và châu Âu.

“Chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng trưởng cơ bản sẽ cải thiện đối với các thị trường mới nổi. Trong khi đó, các mức định giá tài sản ở đây còn rẻ và sức hấp dẫn dài hạn của khu vực này vẫn không suy giảm”, Devan Kaloo, người đứng đầu toàn cầu về các thị trường mới nổi của Công ty quản lý tài sản Abrdn (Anh), nhận xét.

Cuộc khảo sát của MLIV Pulse thấy hiệu suất tăng trưởng cao hơn của thị trường mới nổi có thể sẽ đến từ cổ phiếu. Khoảng 41% số người tham gia khảo sát cho biết cổ phiếu là lựa chọn đầu tư tốt nhất tại khu vực thị trường mới nổi trong 12 tháng tới.

Chỉ số MSCI Emerging Markets Index, theo dõi giá cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa ở 24 thị trường mới nổi chỉ mới tăng 2,2% từ đầu năm đến nay, so với mức tăng 9,2% của một chỉ số theo dõi cổ phiếu của thị trường nước phát triển.

“Chúng tôi cần những nền kinh tế mới nổi có thể duy trì mức tăng trưởng GDP tiềm năng hợp lý và những doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị”. Lewis Kaufman, giám đốc quản lý Quỹ Artisan Developing World Fund (Ireland) trị giá 3,7 tỉ đô la, tập trung đầu tư chứng khoán ở các nước đang phát triển, nói. Kể từ đầu năm đến nay, quỹ này có hiệu suất tăng trưởng cao hơn 99% quỹ đầu tư có trụ sở ở Mỹ.

Xét về khu vực đầu tư, những người trả lời khảo sát cho biết họ tập trung vào các cơ hội ở Đông Nam Á. Phần lớn họ kỳ vọng tài sản của khu vực này sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất trong số các thị trường mới nổi trong hai năm tới.

“Đông Nam Á là một trong những nơi tốt nhất cho các nhà đầu tư dài hạn. Khu vực này có chính sách quản lý vĩ mô hợp lý, nhân khẩu học thuận lợi hơn và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đều đặn”, Aninda Mitra, nhà chiến lược vĩ mô và đầu tư tại Công ty BNY Mellon Investment Management ở Singapore, đánh giá.

Theo Alexander Davey, chuyên gia đầu tư cấp cao của HSBC Asset Management, tăng trưởng ở Đông Nam Á đang dần bình thường hóa khi nền kinh tế Trung Quốc tái mở cửa lại và mở rộng hoạt động sản xuất. Trong khi đó, ngân hàng Goldman Sachs đánh giá cao cơ hội đối với cổ phiếu ngân hàng của Thái Lan.

Theo Bloomberg

 

Bài viết ĐỐI MẶT SUY THOÁI THỊ TRƯỜNG GIỚI ĐẦU TƯ MỸ TÌM NƠI ‘TRÚ ẨN’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/doi-mat-suy-thoai-thi-truong-gioi-dau-tu-my-tim-noi-tru-an/

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2023

THU HÚT FDI BÀI TOÁN KHÓ CHO TP HCM

Dòng vốn ngoại đổ vào TP HCM đang chậm lại và bị cạnh tranh từ các địa phương khác.

Số liệu của Cục Thống kê TP HCM cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP HCM đạt chưa tới 980 triệu USD, giảm mạnh 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được đưa ra là do thành phố đang thiếu quỹ đất cho dự án có quy mô lớn; chi phí đầu vào cao, tuyển dụng lao động khó khăn…

Xu hướng toàn cầu

Diễn biến của dòng vốn FDI vào TP HCM những tháng đầu năm giảm trong bối cảnh kinh tế trong nước còn khó khăn, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tới dòng vốn FDI chảy vào nhiều quốc gia.

Tuy vậy, dòng vốn FDI vào thành phố không phải đến giờ mới bị ảnh hưởng mà đã kéo dài từ năm ngoái. Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cho biết cả năm 2022, tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài, cả vốn cấp mới, vốn tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần… trên địa bàn đạt hơn 4,33 tỉ USD, bằng 60,2% tổng vốn đầu tư so với năm 2021.

Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Ban Kinh tế trung ương, phân tích số liệu của Ban Kinh tế trung ương, dẫn số liệu tổng hợp cho thấy dòng vốn FDI có xu hướng giảm ở trên toàn cầu từ năm 2018 đến nay, bao gồm cả Việt Nam. Như số liệu vốn FDI vào Trung Quốc giảm rất mạnh từ năm 2020 đến nay, tính chung ở châu Á tình hình cũng tương tự. Ở chiều ngược lại, dòng vốn này có xu hướng trở lại khu vực châu Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). 

“TP HCM dù có nhiều lợi thế về nguồn nhân lực, trung tâm tài chính, đầu tư cho quy hoạch nhưng bất cập lớn về chi phí hạ tầng cao hơn các tỉnh lân cận. Như chi phí thuê nhà, giá nhà đất cao sẽ khó thu hút đầu tư FDI ở lĩnh vực có nguồn nhân công lớn. Do đó, TP HCM nên có danh mục ưu tiên, tập trung vào những ngành nào có giá trị gia tăng cao hơn như dịch vụ chất lượng cao, sử dụng ít lao động khi thu hút vốn FDI” – ông Nguyễn Tú Anh nói.

Cần chính sách khác biệt

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cho biết thời gian tới, thành phố sẽ nâng tỉ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong tổng số vốn FDI cả thành phố lên hơn 70% trong giai đoạn 2023 – 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 – 2030. Đến năm 2030, tăng 50% số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 tập đoàn lớn nhất thế giới xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại thành phố. 

“Phấn đấu đến năm 2025, thu hút trên 50 dự án công nghệ cao, trong đó có ít nhất 1 tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn của thế giới, tổng vốn đầu tư ít nhất đạt 3 tỉ USD. Đến nay, đã thu hút được 7 dự án công nghệ cao và 250 triệu USD” – đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố thông tin.

Để đạt những mục tiêu này, tại tọa đàm “Thu hút nguồn vốn đầu tư FDI của TP HCM giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2023” do Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM vừa tổ chức, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng thành phố cần nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, xác định thế mạnh của mình trong bối cảnh mới để hấp dẫn dòng vốn ngoại. Bởi vốn FDI sẽ góp phần giúp kinh tế thành phố đạt được các mục tiêu chiến lược đến năm 2023.

Theo bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), trước đây chính sách ưu đãi thuế là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư cũng là lợi thế của thành phố. Nhưng với quy định áp thuế tối thiểu toàn cầu ở hiện tại, lợi thế đó không còn. Điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất lúc này là môi trường kinh doanh minh bạch, chính sách rõ ràng, dễ hiểu, ít thay đổi và dự báo được; cùng với đó là nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật – giao thông, khả năng kết nối chuỗi cung ứng với khu vực…

TS Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, phân tích thành phố đang có những công cụ để có thể thu hút vốn FDI mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, nhất là công cụ về quy hoạch. 

“Tinh thần của lãnh đạo thành phố trong chính sách thu hút vốn FDI là hướng đến và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhà đầu tư đã và đang hoạt động trên địa bàn. Còn về công cụ, thành phố đang có những quy hoạch với tiêu chí coi trọng liên kết vùng. Hiện một loạt dự án giao thông liên vùng như dự án đường Vành đai 3, đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài… đang được triển khai. Giao thông đi trước, công nghiệp đi sau và chính sách hỗ trợ sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, thu hút vốn FDI” – TS Trương Minh Huy Vũ nói.

Theo các chuyên gia, TP HCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng đang bị cạnh tranh bởi các địa phương khác nên chiến lược, chính sách của thành phố cần phải có sự khác biệt, vượt trội và tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp FDI. Ngược lại, các nhà đầu tư chiến lược mới cũng cần hỗ trợ để mở ra không gian phát triển thêm cho thành phố. 

PGS-TS Nguyễn Ngọc Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển (Trường ĐH Kinh tế TP HCM), cho rằng thành phố cần xây dựng tiêu chí thu hút đầu tư vốn FDI cụ thể, rõ ràng và có lộ trình thực hiện để doanh nghiệp nhìn vào đó hoạch định kế hoạch. Có tiêu chí sẽ giúp doanh nghiệp trước khi đầu tư hoặc mở rộng đầu tư cũng thuận lợi hơn. 

Nguồn: Vietstock

 

Bài viết THU HÚT FDI BÀI TOÁN KHÓ CHO TP HCM đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/thu-hut-fdi-bai-toan-kho-cho-tp-hcm/

NHỮNG THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VỀ CHỨNG KHOÁN BẠN NÊN BIẾT

Thuật ngữ chứng khoán là những từ ngữ đặc biệt được nhà đầu tư dùng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, liên quan đến các sản phẩm trên thị trường, phương thức giao dịch, các chỉ số giao dịch…

Dưới đây là một số thuật ngữ chứng khoán tiếng anh cơ bản và phổ biến mà nhà đầu tư nên biết để hiểu rõ về sản phẩm, giao dịch và các diễn biến trên thị trường chứng khoán.

Stock – Cổ phiếu:

Là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành ra cổ phiếu. Ngày nay, các giao dịch mua bán cổ phiếu đều thực hiện trực tuyến.

Share – Cổ phần:

Là vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau. Đây là đơn vị nhỏ nhất được chia tách từ vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Shareholder – Cổ đông:

Là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp của một công ty cổ phần.

Dividend – Cổ tức:

Là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần dành trả cho các cổ đông. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty.

Khi công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận sẽ được sử dụng để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông gọi là cổ tức.

Bonds – Trái phiếu:

Chứng khoán nợ xác minh nghĩa vụ nợ của bên phát hành trái phiếu với bên mua trái phiếu.

Security – Chứng khoán:

Chứng nhận nợ hoặc góp vốn của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành.

Fund – Quỹ đầu tư:

Một quỹ được lập ra bởi vốn góp của nhà đầu tư và sử dụng chính phần tiền này để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Hedge Fund – Quỹ dự phòng:

Là khoản quỹ được thành lập từ nguồn thu chính nhằm phòng ngừa các rủi ro trong tương lai.

Investor – Nhà đầu tư:

Những người góp vốn tham gia đầu tư.

Blue chip Stocks – Cổ phiếu Blue chip:

Đây là thuật ngữ trong chứng khoán dùng để chỉ các cổ phiếu được phát hành bởi những công ty lớn về vốn hóa và có uy tín trên thị trường.

Các công ty này thường phát triển rất tốt và đi đầu trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Vì các công ty này có nền tảng tài chính vững mạnh và thường vượt qua được các suy thoái thị trường, nên cổ phiếu họ phát hành thường sẽ mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư.

Penny Stocks – Cổ phiếu penny:

Là thuật ngữ cơ bản trong chứng khoán dùng để chỉ các cổ phiếu thường được giao dịch với mức giá thấp hơn giá trị sổ sách (10.000 đồng), công ty có vốn hóa thấp và ít danh tiếng.

Loại cổ phiếu này thường có thanh khoản kém và cũng có rất ít cơ hội tăng trưởng.

ETF (Exchange Traded Fund) – Quỹ hoán đổi danh mục:

ETF – Quỹ đầu tư với danh mục được mô phỏng chủ yếu từ một chỉ số tham chiếu.

IPO (Initial Public Offering) – Lần đầu phát hành ra công chúng:

Là việc lần đầu một doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Opening Price – Giá mở cửa:

Mức giá được ấn định sau phiên mở cửa.

Closing Price – Giá đóng cửa:

Mức giá được ấn định ngay khi kết phiên giao dịch.

High Price – Giá cao nhất:

Là mức giá cao nhất trong một phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.

Low Price – Giá thấp nhất:

Là giá thấp nhất trong một phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.

Bull Market – Thị trường bò:

Hay thị trường giá lên, là thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán chỉ xu hướng đi lên kéo dài của thị trường.

Bear Market – Thị trường gấu:

Bear Market hay thị trường giá xuống, là thuật ngữ chứng khoán chỉ xu hướng đi xuống của thị trường, các loại chứng khoán rớt giá liên tục (ít nhất 20%) trong một thời gian dài.

Stock Exchange – Sở giao dịch:

Là nền tảng để mua, bán và trao đổi các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Đây là nơi để những người mua và người bán gặp nhau, tiến hành trao đổi các sản phẩm chứng khoán theo đúng quy định của pháp luật.

Hai sàn giao dịch chứng khoán lớn và uy tín nhất của Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Broker – Môi giới:

Là người/ đơn vị trung gian giữa người mua và người bán.

Liquidity – Thanh khoản:

Là thuật ngữ trong đầu tư dùng để chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó. Chứng khoán là tài sản có tính thanh khoản cao chỉ sau tiền mặt.

Index – Chỉ số chứng khoán:

Là một danh mục đầu tư giả định, bao gồm toàn bộ số cổ phiếu lưu hành trên thị trường hoặc một nhóm ngành cụ thể. Các chỉ số có thể được phân nhóm theo quốc gia, theo ngành hoặc theo mức vốn hóa thị trường.

Vì chỉ số chứng khoán phản ánh sự biến động giá của thị trường, theo dõi các chỉ số hàng ngày là một thói quen tốt cho các nhà đầu tư.

Volume – Khối lượng giao dịch:

Là số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian, thường là trong một ngày.

Downtrend: Thị trường trong xu hướng giảm giá dài hạn.

Uptrend: Thị trường trong xu hướng tăng giá dài hạn.

Sideway: Thị trường đi ngang, biến động hẹp.

Trend: Xu hướng biến động chung của thị trường.

CE – Ceiling Price – Giá trần:

Mức giá cao nhất nhà đầu tư có thể đặt mua trong phiên giao dịch.

FL – Floor price – Giá sàn:

Mức giá thấp nhất nhà đầu tư có thể đặt mua trong phiên giao dịch.

Reference Price – Giá tham chiếu:

Mức giá đóng cửa phiên trước đó.

Fundamental analytics (FA) – Phân tích cơ bản:

Trường phái đầu tư thường dựa vào các dữ liệu từ nội bộ doanh nghiệp nhằm phân tích giá trị nội tại của doanh nghiệp đó.

Technical analytics (TA) – Phân tích kỹ thuật:

Phương pháp phân tích dựa vào biểu đồ, biến động trong quá khứ và các chỉ báo để dự đoán xu hướng tương lai của cổ phiếu.

Market maker – Nhà tạo lập thị trường:

Những nhà đầu tư lớn, có thể gây ra ảnh hưởng sâu sắc tới xu hướng chung của thị trường.

Thuật ngữ chứng khoán trong giao dịch:

Indicator – Chỉ báo:

Các công cụ được sử dụng nhằm dự báo biến động của thị trường trong tương lai dựa vào các dữ liệu từ quá khứ.

Chart – Biểu đồ kỹ thuật:

Biểu đồ phản ánh giá và khối lượng của cổ phiếu qua từng thời kỳ.

Margin – Ký quỹ:

Hành động vay tiền từ công ty chứng khoán và sử dụng chính những cổ phiếu được mua làm tài sản thế chấp.

Call margin – Lệnh gọi ký quỹ:

Cảnh báo từ công ty chứng khoán khi tỷ lệ tài sản của tài khoản đang ở mức báo động, dưới mức cho phép.

Force sell – Bán giải chấp:

Hành động bán chứng khoán của công ty chứng khoán khi tài khoản margin của nhà đầu tư không còn đảm bảo được tỷ lệ tài sản thực/nợ vay.

Để hiểu và tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư mới cần nắm những thuật ngữ chứng khoán tiếng anh trên đây. Các thuật ngữ này không chỉ giúp cho nhà đầu tư nắm được thông tin, mà còn giúp chúng ta đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

 

Bài viết NHỮNG THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VỀ CHỨNG KHOÁN BẠN NÊN BIẾT đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/nhung-thuat-ngu-tieng-anh-ve-chung-khoan-ban-nen-biet/

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2023

Đầu tư sinh lời hấp dẫn với nền tảng TKSIC

Trong thời đại công nghệ 4.0, để tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư không cần phải có kiến thức tài chính sâu rộng hoặc dành quá nhiều thời gian cho nó. Thay vào đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng đầu tư chứng khoán thông qua các sản phẩm của TKSIC – dự án Fintech nổi bật hiện nay.

 

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo – Xu hướng của thị trường tài chính

Thế giới đang sống trong kỷ nguyên của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo AI (artificial intelligence) chính là xu hướng phát triển của xã hội. Trong đó, tài chính là một trong những lĩnh vực đầu tiên được hưởng lợi từ cuộc cách mạng Dữ liệu lớn và làn sóng công nghệ mới. Hiện nay, nhiều công ty đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các công ty Fintech (công nghệ tài chính) đã và đang đầu tư mạnh vào công nghệ AI để nâng cao các sản phẩm hiện có, đồng thời tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới.

Với sự phát triển của AI, các công ty Fintech có thể sử dụng công nghệ này để phân tích dữ liệu, cải thiện hiệu suất, tìm ra các cơ hội đầu tư tiềm năng, dự đoán xu hướng thị trường và quản lý rủi ro.

Có 70% các công ty dịch vụ tài chính trên thế giới đang sử dụng máy học (learning machine) để dự đoán các sự kiện về dòng tiền, tinh chỉnh điểm tín dụng và phát hiện gian lận (Theo khảo sát của Deloitte Insights).

TKSIC – Tên phong cung cấp giải pháp đầu tư thông minh

Tại Việt Nam, TKSIC là một trong các dự án Fintech tiên phong kiến tạo các giải pháp đầu tư và tích lũy thông minh – tự động cho nhà đầu tư. Cụ thể, TKSIC đã khai thác sức mạnh của công nghệ, bộ công cụ AI TKSIC VIP sẽ giúp các nhà đầu tư trong việc phân tích thị trường, chọn lọc cổ phiếu.

Với phương châm tiên quyết là “Đầu tư bền vững, minh bạch”, TKSIC cam kết cung cấp các giải pháp đầu tư và quản lý vốn minh bạch với quy trình quản trị được tổ chức nghiêm ngặt nhất.

Không chỉ có thế mạnh trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý tài sản và danh mục đầu tư, TKSIC còn quy tụ đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trên thị trường tài chính, am hiểu sâu rộng về đầu tư. 

Hiện nay, TKSIC đang mang đến cho nhà đầu tư bộ công cụ đầu tư độc quyền AI TKSIC VIP giúp đầu tư sinh lợi nhuận cao và bền vững. Đây là bộ công cụ giao dịch tự động 100%  sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, giúp nhà đầu tư có thể đầu tư dễ dàng, an toàn, chính xác. Bảo hiểm rủi ro lên đến 100% trong thời gian cam kết với số vốn đầu tư tối thiểu chỉ 50 triệu đồng và lợi nhuận cao và bền vững. 

Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là được hỗ đắc lực bởi trí tuệ nhân tạo AI, sản phẩm đầu tư của TKSIC hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và sử dụng dịch vụ. 

Tìm hiểu thêm về TKSIC tại website tksic.vn

Bài viết Đầu tư sinh lời hấp dẫn với nền tảng TKSIC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TKSIC - Đầu Tư Và Tích Lũy Thông Minh.



source https://tksic.vn/dau-tu-sinh-loi-hap-dan-voi-nen-tang-tksic/

Vàng thế giới lên cao nhất trong hơn 1 tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.76% lên 1,977.19 USD/oz, sau khi chạm mức 1,981.09 USD/oz trước đó – m...